Ngay trong quý I/2025, nhiều địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đà Nẵng...đồng loạt thông báo đấu giá nhiều thửa đất. Theo đó, giá khởi điểm tùy địa phương cũng khác nhau, tại Đà Nẵng là cao nhất gần 60 triệu đồng/m2.
Các địa phương tại Hà Nội tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất cho hơn 80 lô đất vào tháng 1/2025. Thời điểm này bắt đầu áp dụng theo bảng giá đất mới do UBND TP Hà Nội ban hành. Mức giá khởi điểm có phần phân hóa mạnh giữa các khu vực.
Theo bảng giá đất mới cập nhật của UBND TP Hà Nội, tại các nơi được coi là địa điểm nóng" đấu giá đất vừa qua như Sóc Sơn, Hà Đông, Hoài Đức...giá đất cao hơn nhiều lần và điều này có thể sẽ tăng mức giá khởi điểm ở những phiên đấu giá đất tiếp theo.
Chỉ tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất của TP Hà Nội năm 2024 là hơn 25.100 tỷ đồng. Đến hết tháng 11, Hà Nội đã thu gần 18.600 tỷ đồng, đạt khoảng 74% kế hoạch.
Ngày 13/12, UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 11 thửa đất tại xã Tráng Việt. Trong đó, có 4 thửa đất tại khu Ao Đấu, thôn Tráng Việt (LK01 - LK04) và 7 thửa đất tại Điểm X1 (LK7-08 đến LK7-14), thôn Đông Cao.
Sau những vụ việc gây xôn xao dư luận liên quan đến đấu giá sử dụng đất vừa qua, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo quy định, cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá đất phải nộp tiền đặt trước bằng 20% giá khởi điểm của thửa đất, khu đất đó. Nhưng giá khởi điểm của các phiên đấu giá đất thường rất thấp nên nhiều nhà đầu tư sẵn sàng thổi giá cao và sau đó bỏ cọc.
Ngay sau phiên đấu giá bất thường tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) khi có tới 36/58 thửa đấu giá không thành do khách hàng không trả giá ở vòng 6 (vòng đấu cuối cùng), ngày 30/11, tại huyện Thanh Oai, 22 lô đất tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động cũng đấu giá bất thành.