Bức tranh kinh tế tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023 có một số điểm nổi bật như đà giảm nhập khẩu tiếp tục thu hẹp, tuy nhiên xuất khẩu so với cùng kỳ lại ghi nhận mức giảm sâu hơn.
Động lực tăng trưởng cho bất động sản khu công nghiệp vẫn đến từ tăng trưởng FDI giải ngân và đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Giới phân tích cho rằng, tuy tiềm năng tăng trưởng của bất động sản vẫn còn, song cũng xuất hiện nhiều thách thức khác, trong đó có việc cạnh tranh thu hút đầu tư vào lĩnh vực mới.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, các ngành công nghiệp hiện đang sử dụng hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Chỉ cần mỗi doanh nghiệp công nghiệp tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm, mỗi năm cả nước tiết kiệm được hơn 1,4 tỷ kWh, tương đương tiết kiệm khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã tự ý thức và đầu tư trong các giải pháp tiết kiệm điện, nhưng dường như, việc đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng vẫn gặp khó.
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp; nhu cầu điện cho miền Bắc tăng trưởng 10%/năm; dự báo sẽ thiếu công suất đỉnh ở một số thời điểm nắng nóng tháng 6, 7/2024 khoảng 420 MW – 1.770MW điện.
Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng xuất khẩu phục hồi sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP từ khoảng 5% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm 2024. Yếu tố này cũng sẽ hỗ trợ VN-Index trong những tháng tiếp theo, thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tăng từ 6% trong 2023 lên hơn 20% trong 2024.
Theo nhận định của các chuyên gia từ Chứng khoán ACB (ACBS), việc tạm ngưng thi hành một số khoản mục của Thông tư 06 sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc đi vay để đầu tư, mở rộng quỹ đất hoặc đầu tư vào một dự án mới. Trong đó, các doanh nghiệp được hưởng lợi lớn dự báo là NVL, PDR, DXG…