Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chương trình giám sát năm 2024. Trong đó, Quốc hội sẽ giám sát tối cao về thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.
Do thiếu nguồn cung nên phân khúc nhà ở xã hội đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân Thủ đô. Sắp tới, Hà Nội sẽ có thêm 40 dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu "an cư lạc nghiệp" của người dân thu nhập thấp và công nhân.
Tại buổi thảo luận tổ sáng nay về dự Luật Nhà ở (sửa đổi), liên quan người được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nhiều đại biểu đồng tình bỏ "nên bỏ quy định công nhân không đóng thuế thu nhập mới được mua nhà xã hội".
Sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng nhà ở xã hội do Nhà nước hay doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư đều cần "Nhà nước duyệt giá" và quy định giá trần.
Mới đây nhiều Đại biểu Quốc hội đã nêu nghịch lý, nhiều công nhân không có chỗ ở, muốn mua nhà ở xã hội nhưng không đủ điều kiện. Trong khi đó, chủ đầu tư dự án đối mặt vì đầu tư dự án xong không bán được.
Với 40 dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện, Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành 18 dự án, cung cấp khoảng 869.000m2 sàn với 12.137 căn hộ; giai đoạn sau năm 2025 hoàn thành 22 dự án với khoảng 1,6 triệu m2 sàn, 22.400 căn hộ.
Mới đây, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng tại số 4-6-8 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai.
Sau dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Dự án KĐT Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, UBND TP Hải Phòng tiếp tục khởi công Dự án nhà ở công nhân tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng.