Luật Chứng khoán sửa đổi chính thức được thông qua ngày 29/11. Đây là bước tiến quan trọng nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán... qua đó hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường.
Quy định về mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại; điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi; hình thức công bố thông tin về chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ... là một số chính sách mới về kinh tế sẽ có hiệu lực trong tháng 12.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng đồng tình với ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phải có cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và người đại diện vốn. Các chỉ tiêu đánh giá cần phải rõ ràng, minh bạch và có sự gắn kết giữa hiệu quả công việc với chế độ đãi ngộ, lương thưởng.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc đại lục, Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Chiều 29/11, với 445/450 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Trong đó xác định 6 hành vi được xem là thao túng thị trường chứng khoán.
Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sáng 27/11/2024, tại Hội nghị CFO Việt Nam 2024, thông qua phiên thảo luận về Khai thác sức mạnh của AI để đưa ra quyết định chiến lược trong thế giới định hướng dữ liệu, đại diện Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) đã chia sẻ thêm các thông tin hữu ích về giải pháp quản trị nguồn vốn và thanh khoản C-Cash dành cho doanh nghiệp. Đây là giải pháp được VinID cùng Techcombank và các đối tác lớn phát triển dựa trên phân tích dữ liệu chuyên sâu, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi quản trị nguồn vốn toàn diện.
“Nhà hiền triết xứ Omaha” đã bán hơn 615 triệu cổ phiếu Apple trong năm qua và gần đây ông vừa xây dựng vị thế tại một trong những doanh nghiệp tiêu dùng nổi tiếng nhất nước Mỹ.
Với sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm trở lại đây, ngành điện tử đang trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn ngay trên thị trường nội địa, nếu không có những bước tiến đổi mới.
Nhóm ngân hàng cổ phần đang chiếm sóng trên bảng xếp hạng ROA của các ngân hàng, trong đó Techcombank tạm thời là quán quân, tiếp đến là HDBank và LPBank. Những cái tên trong nhóm Big4 nằm ở các vị trí dưới trong bảng xếp hạng do quy mô tài sản lớn.
Theo các chuyên gia, một trong những khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi xanh là chi phí đầu tư tương đối lớn, khiến nhiều đơn vị ngần ngại đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ cũng như đầu tư đổi mới trong dài hạn để đảm bảo tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính hoặc các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ngành logistics tại Việt Nam thời gian qua đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản công nghiệp, nhất là các cơ sở nhà kho, trung tâm lưu chuyển, trung tâm logistics tại Việt Nam.