Toàn cảnh dân miền Trung chạy đua ứng phó bão số 5, sơ tán 1,1 triệu người
Tại các tỉnh trực tiếp bị ảnh hưởng của bão số 5, trong ngày 17/9, công tác chuẩn bị ứng phó bão số 5 được các lực lượng và người dân triển khai rất khẩn trương dù trời mưa khá lớn.
Để ứng phó với bão số 5, các tỉnh miền Trung đang gấp rút chạy đua chống bão. Ghi nhận tại các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Bình, Huế... nơi trực tiếp bão số 5 sẽ độ bộ. Công tác chuẩn bị "đón bão" đang hết sức khẩn trương. Các bộ ban ngành địa phương nơi bão số 5 sẽ đi qua đang dồn hết sức vào chống bão cũng như đảm bảo an toàn cho người dân được đặt lên hàng đâu
Đà nẵng thực hiện nhanh chóng đưa tàu bè lên bờ
Sáng 17/9, tại các bãi biển thuộc quân Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, hàng trăm ngư dân đang nhanh chóng thực hiện đưa tàu bè lên bờ để phòng chống bão số 5. Lực lượng chức năng bao gồm bộ đội biên phòng và công an địa phương cũng đang hợp sức để giúp đưa người dân vào bờ nhanh nhất. Chủ tịch UBND phường Thọ Quang, ông Võ Đình Công cho biết, trong chiều 16 và sáng 17/9, lực lượng chức năng đã có mặt tại phường, phối hợp với người dân để neo đậu tài thuyền và tiến hành kèo cố lại nhà cửa. Ông cũng cho biết, phường đã tiến hành kế hoạch sơ tán người dân khi cần thiết.

Ngư dân đưa tàu cá tại âu thuyền Thọ Quang vào tránh bão.
Ban Quản lý tàu thuyền và cảng cá Thọ Quang cho biết, tính đến sáng nay 17/9, đã có 615 phương tiện tàu cá, ghe chèo, xuồng máy được neo đậu vào khu vực âu thuyền. Trong đó có 301 tàu thuyền của Đà Nẵng, còn lại là những tỉnh lân cận khác.
Đại úy Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Công an phường Thọ Quang quận Sơn Trà cho biết đúng 6h ngày hôm nay, 100% lực lượng công an phường Thọ Quang đã được tập hợp tại vùng biển Đà Nẵng và hỗ trợ đưa người dân vào bờ an toàn. "Vừa thực hiện công tác phòng chống dịch xong, chúng tôi lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng chống Bão số 5. Cán bộ chiến sĩ Công an phường Thọ Quang nêu cao quyết tâm, tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ" – Đại úy Dương Văn Thắng cho biết.

Đại tá Trần Công Thành - Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Đà Nẵng cho biết, trước diễn biến phức tạp của bão số 5, Bộ tư lệnh BĐBP đã có những kế hoạch gửi các đơn vị liên ứng phó trước khi bão đổ bộ. "Tổ chức theo kế hạch, quán triệt chặt chẽ chỉ đạo của Bộ tư lệnh và ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, sẵn sàng 100% quân số, đảm bảo tham gia phòng chống báo số 5, tăng cường cho địa bàn trọng điểm như Âu thuyền và khu vực ven biển Đà Nẵng", ông Thành nói.
Sáng 17/9, ông Nguyễn Phú Ban - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng cho biết: "Riêng âu thuyền thì đã chuẩn bị trước, có sự sắp xếp bố trí hợp lý, những tàu xăng dầu đưa ra khỏi âu thuyền tránh cháy nổ, đặc biệt là vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo vệ sinh. Tất cả các biện pháp ứng phó bão đã cơ bản được hoàn tất".

Công ty cây xanh đang cắt tỉa để đảm bảo an toàn cho mọi người khi bão đổ bộ
Bên cạnh đó, để hạn chế thiệt hại do bão số 5 gây ra, Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng cũng đang gấp rút tổ chức cắt tỉa cây trên nhiều tuyến đường chính. Các công trình đang thi công xây dựng cũng được yêu cầu thực hiện với các biện pháp đảm bảo an toàn đối với những công nhân khi làm việc trên cao.
Cũng trong sáng 17-9, UBND TP Đà Nẵng vừa có công văn giao Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự TP, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP và các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; lên các phương án phòng, chống mưa bão, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho người dân. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình mưa bão để triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời không để bị động và thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo Thường trực Thành ủy, UBND thành phố để theo dõi, chỉ đạo.
Quảng Trị yêu cầu hoãn các cuộc họp không cần thiết để chống bão số 5

Tàu thuyền trú ẩn nơi an toàn
Tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 2.300 chiếc tàu thuyền, với khoảng 7.100 thuyền viên. Hiện nay, các tàu thuyền đã nhận được thông tin của bão số 5 và đang trên đường tìm nơi tránh trú bão. Hiện trên địa bàn tỉnh này vẫn còn gần 1.000 ha lúa vụ Hè Thu chưa thu hoạch xong. UBND tỉnh Quảng Trị ban hành công điện khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương để tập trung ứng phó với bão số 5 (Noul) và mưa lũ. Theo đó, tỉnh Quảng Trị yêu cầu Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển để hướng dẫn các tàu thuyền về các nơi trú ẩn an toàn; nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 8 giờ ngày 17-9. Việc sắp xếp tàu thuyền vào các nơi neo đậu, tránh trú an toàn trên địa bàn tỉnh hoàn thành trước 18 giờ ngày 17-9.

Tỉnh Quảng Trị yêu cầu tạm hoãn các cuộc họp không cần thiết từ chiều ngày 17-9 để tập trung cho công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng chống bão số 5. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học từ ngày 18-9 đến khi kết thúc hình thế thiên tai nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và dành thời gian để giáo viên tham gia tổ chức phòng chống bão tại trường học .
Huế còn 38 phương tiện tàu thuyền đang gấp rút vào bờ
Ngày 17-9, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đã kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại khu cảng cá Thuận An, huyện Phú Vang, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chủ động chuẩn bị của tỉnh Thừa Thiên – Huế để sẵn sàng ứng phó với bão số 5, được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền ngày 18/9. Những ngày vừa qua, các địa phương trong khu vực đã rất chủ động trong chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão.

Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão ở Huế
Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất sau bão bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Bảo đảm an toàn công trình xây dựng, đê điều, hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện. Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa nước trên địa bàn để vừa bảo đảm an toàn đập, vừa chống lũ cho hạ du và sử dụng hiệu quả nguồn nước.rưa 17/9, tại Thừa Thiên – Huế đã bắt đầu có mưa, nhất là khu vực ven biển.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, hiện còn 9 phương tiện tàu thuyền đang trên đường vào đất liền. Tỉnh có 2 cảng cá, 5 khu neo đậu tàu thuyền, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên phục vụ neo đậu các phương tiện tàu thuyền. Riêng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Hải có sức chứa lớn, đảm bảo hơn 500 tàu thuyền loại từ 20CV trở lên. Ngoài ra, mực nước các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh hiện ở mức thấp và đảm bảo an toàn, sẵn sàng đón lũ. Thừa Thiên – Huế cũng đã quyết định cho học sinh nghỉ học các ngày 18-19/9, để đảm bảo an toàn.

Ngư dân Huế khẩn trương chống bão
Trên địa bàn Thừa Thiên – Huế khoảng 28.100 hộ dân với trên 106.600 nhân khẩu ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão số 5 sẽ phải sơ tán tại chỗ hoặc sơ tán tập trung, dự kiến công việc này sẽ hoàn tất trước 19 giờ ngày 17/9. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã lên phương án đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, an toàn điện lưới, dự trữ hàng hóa thiết yếu, quản lý an toàn các công trình hồ đập đang xây dựng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho rằng: "Đây là cơn bão lớn, đầu tiên trong năm, các địa phương phải tập trung, không được chủ quan, lơ là. Ở tuyến biển đến trưa nay, ngày 17-9, phải chuẩn bị xong việc neo đậu, kêu gọi tàu thuyền và chằng chống nhà cửa giúp dân. Ở khu vực hồ đập phải dự phòng máy nổ và các phương án phụ, không để xảy ra tình huống bị động khi mất điện" - ông Phương nhấn mạnh.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm. Tại cuộc họp bàn phương án phòng chống bão số 3h chiều 17-9, ông Hồ Kỳ Minh - phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, yêu cầu phải hoàn thành di dời 72.000 người dân trước 20h hôm nay. |
Xem Thêm: Cập nhật tình hình bão số 5 ngày 17/9: Sơ tán dân với phương án phòng chống covid-19
Nguyễn Dung