Trung Nam ký kết thỏa thuận với đối tác Nhật, bán đi 35,1% cổ phần nhà máy điện gió

16:26 | 14/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sáng ngày 14/5, công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam (TNWP) trực thuộc Trung Nam Group đã thực hiện ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE) đến từ Nhật Bản.

Với việc ký kết này, Trung Nam và Hitachi SE sẽ trở thành đối tác chiến lược của nhau, công ty đến từ Nhật Bản sẽ sở hữu 35.1% cổ phần của nhà máy điện gió. 

Dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam được đầu tư với tổng số vốn khủng tương đương 4.000 tỷ đồng. Công trình có công suất 151,95 MW, thời gian khai thác lên đến 2.785 giờ/năm. Sản lượng dự kiến ở vào mức 432.000.000 kWh/năm. Nhà máy Điện gió Trung Nam được kết nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông bằng Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm.

Tập đoàn Trung Nam vẫn sở hữu tới 64,9% cổ phần và giữ vai trò trung tâm trong việc điều hành và định hướng phát triển của Dự án điện gió. 

Trước đó, Trung Nam Group đã đưa vào vận hành 2 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360 MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 151,95 MW.

Trung Nam ký kết thỏa thuận với đối tác Nhật, bán đi 35,1% cổ phần nhà máy điện gió - ảnh 1

Trung Nam đang sở hữu nhà máy điện gió quy mô lớn nhất cả nước

Năm 2020, Trung Nam đã xây dựng và đưa Trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công.

Hiện tại, Trung Nam Group hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10 GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia. Cụ thể, Trungnam Group đang tích cực thực hiện kế hoạch mang 900 trụ gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đến các dự án tại các địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận…

Sau 16 năm phát triển, lãnh đạo Trung Nam cho biết tập đoàn này sẽ ngày càng mở rộng và lấn sân kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Chuyển nhượng cổ phần là một trong những phương pháp có doanh nghiệp có thể huy động vốn, hỗ trợ Trung Nam có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tập đoàn này nhấn mạnh chỉ chuyển nhượng cố phẩn cho các đối tác là các doanh nghiệp ở Việt Nam, sở hữu 100% vốn hoặc những nhà đầu tư nước ngoài nhưng đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn vốn minh bạch, rõ ràng. Các công ty này phải đến từ các quốc gia có quan hệ tốt với Việt Nam. Doanh nghiệp này sẽ luôn giữ lại cổ phần để chi phối, kiểm soát hoạt động. 

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước ta đang sở hữu tiềm năng phát triển điện gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực. Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

 H.S

Xem thêm: Samsung muốn mua điện mặt trời, điện gió không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN