Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp (sáng 11/8), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, tính đến hết tháng 7, cả nước có khoảng 871.000 doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh thuế, tăng gần 13% so với năm 2019. Số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường và nguồn vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế cũng tăng mạnh.
Giới chuyên gia cho rằng việc giảm thuế MFN về 10% gần như không có tác dụng giảm giá xăng dầu trong nước, nhưng cũng là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác, trong bối cảnh vẫn lo ngại về nguồn cung.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức như xung đột Nga - Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi. Dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
Tại thời điểm 31/12/2020, Đông Nam Bộ có 281.100 doanh nghiệp, chiếm 41,1% số doanh nghiệp cả nước; thu hút 5,4 triệu lao động, chiếm 36,6% tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Đại dịch COVID-19 bùng phát và xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra lại là lúc các nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng sản xuất của toàn cầu. Tuy nhiên, sức ép lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến hoạt thương mại và làm “trật bánh con tàu tăng trưởng” của các nền kinh tế Đông Nam Á dù về tổng thể vẫn vững chắc. Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình phục hồi sau đại dịch cũng có những thuận lợi và khó khăn chung, bên cạnh những lợi thế và trở ngại riêng.
Ngày 7/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương đã chủ trì cuộc họp xem xét phương án xử lý Dự án Đạm Ninh Bình và Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).
Việc triển khai các gói miễn giảm, gia hạn tiền thuế đã trực tiếp hỗ trợ nguồn lực tài chính cho người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và đã tác động tích cực đến công tác thu ngân sách trong 7 tháng đầu năm và các tháng tiếp theo.
Các chuyên gia của VDSC đánh giá bức tranh kinh tế năm 2023 đang dần hé lộ với rất nhiều khó khăn phía trước, ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng nhiều khả năng sẽ không thể song hành trong năm sau.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, mặc dù lạm phát có thể đạt đỉnh 7% vào cuối năm nay nhưng Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát được lạm phát 4% như mục tiêu do cách tính lạm phát bình quân. Trong kịch bản kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam vẫn còn trụ cột có thể kéo tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân khoảng 6,8% mỗi năm trong vòng 3 năm tới.