Viettel đã có 7 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

06:27 | 01/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tính đến hết tháng 8, Viettel đã có tổng cộng 339 đơn đăng ký sáng chế trong nước, 49 đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ. Trong đó, 44 bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam và 7 bằng sáng chế được cấp tại Mỹ.

Viettel nhận thêm 2 bằng sáng chế độc quyền

Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, doanh nghiệp này vừa nhận thêm 2 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ. Đó là sáng chế về "Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu" và sáng chế "Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng”.

Đến hết tháng 8/2021, Viettel đã có tổng cộng 339 đơn đăng ký sáng chế trong nước, 49 đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ. Trong đó, 44 bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam và 7 bằng sáng chế được cấp tại Mỹ. Mỗi năm, số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp của Viettel tăng 142%, gấp gần 8 lần so với mức tăng trung bình 18% của các chủ đơn trong nước.

Viettel được cấp 7 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ.

Viettel đang là đơn vị tiên phong và chủ lực thực thi chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm. Theo danh sách của Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viettel là doanh nghiệp công nghiệp – công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhiều nhất hiện nay.

 

“Con đường mà Viettel xác định trong giai đoạn phát triển thứ 4 là tiên phong và chủ lực kiến tạo xã hội số. Năm 2021, Viettel sẽ đồng loạt đẩy mạnh hoạt động trên tất cả 6 lĩnh vực nền tảng số để có thể đóng góp nhiều nhất, hiệu quả nhất vào công cuộc chuyển đổi số xã hội mà Chính phủ đã đặt ra”.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Ông Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: Viettel đẩy mạnh việc đăng ký bản quyền để tiến tới mục tiêu lớn hơn, đó là việc đóng góp vào các tiêu chuẩn trên thế giới.

Theo đó, sáng chế “Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu”  giúp vận hành mạng viễn thông hiệu quả và đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Sáng chế “Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng” được ứng dụng trong việc sản xuất đài Radar 3D. Cả hai sáng chế này đều do nhóm kỹ sư nằm trong độ tuổi 9X của Viettel đưa ra.

"Thuyền trưởng" tạo thương hiệu Viettel trên trường quốc tế

Khi nói đến những thành công của Viettel thì không thể không nhắc đến Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn. Gắn bó với tập đoàn suốt một thời gian dài, cùng chí hướng với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, có thể coi tướng Dũng là một trong những tên tuổi gây dựng nên đế chế Viettel từ từ một công ty quốc gia đến một tập đoàn toàn cầu như hiện nay.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng (1959) quê Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Kỹ sư Tự động hóa và điều khiển từ xa tại Liên Xô (cũ) và Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử tại Úc.

Chia sẻ với báo chí, tướng Dũng cho biết khoảng thời gian này ông chỉ có suy nghĩ học thật tốt để tìm kiếm công việc thuận lợi. Là người từng mơ ước trở thành viện sĩ, chuyên tâm nghiên cứu ở Viện khoa học Kỹ thuật quân sự, với nỗ lực không ngừng, ông đã biến giấc mơ đó thành hiện thực. Thời gian này, tướng Dũng được phân công về Phân viện tác chiến điện tử, Viện kỹ thuật quân sự.

Từ năm 1993-1996, tướng Dũng giành được học bổng sang Úc học trường đại học Nam Úc ngành điện - điện tử - tin học. Tuy nhiên, quan điểm lúc đó đã thay đổi khi ông sang Úc và làm nhân viên giao hàng cho KFC. Sự hứng thú với nghiên cứu giảm xuống khi ông tiếp xúc với nhịp sống nhộn nhịp nơi đây.

Ông Lê Đăng Dũng chia sẻ với báo giới: “Khi ấy, tôi lái xe đi giao KFC, thấy nhịp sống xã hội ở đất nước này thay đổi rất nhanh. Lần đầu tiên, tôi tiếp xúc với những chuyện liên quan tới kinh doanh, tài chính. Từ đây, tôi dần dần không còn hứng thú với môi trường nghiên cứu nữa, thích công việc giao tiếp xã hội nhiều hơn, công việc tự do hơn thay vì trở thành một viên chức”.

Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng được xem là một trong những "công thần" định vị thương hiệu Viettel trên trường quốc tế.

Đến năm 1996, sau chuyến du học tại Úc, ông Lê Đăng Dũng mới trở về nước và bắt đầu gia nhập Viettel cho đến hôm nay.

Dưới sự điều hành trực tiếp của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tại Viettel Global, năm 2017, lĩnh vực đầu tư quốc tế của Viettel đã ghi nhận nhiều kỷ lục. Với doanh thu đạt 1,25 tỷ USD, Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ USD.

Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ USD, đạt mức 1,25 tỷ USD. Dòng tiền về nước năm 2017 cao nhất trong lịch sử, tăng 31% so với 2016, đạt 233 triệu USD, tức là khoảng 5.300 tỷ đồng, cao hơn tổng lợi nhuận của tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 ở Việt Nam là VNPT. Dù năm 2017 Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, cao nhất từ trước đến nay và cao gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.

Con số này cao hơn tổng lợi nhuận của Tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 ở Việt Nam là VNPT. Năm 2017, Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.

Khi mới tham gia đầu tư nước ngoài, Viettel còn chưa có tên tuổi, ông Dũng và các đồng nghiệp của mình phải đi hàng chục nước mới tìm thấy một cơ hội ở một quốc gia. Ông Dũng là một trong các lãnh đạo của Viettel nuôi giấc mơ tiến vào châu Âu, sau khi hồ sơ thầu vào một quốc gia thuộc châu lục này "bị loại từ vòng gửi xe" (lời ông Lê Đăng Dũng).

Tuy nhiên, Viettel đã chọn Peru, một quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam (GDP đạt 7.000 USD/người/năm) để đầu tư và coi "đây sẽ là một bước đệm để vào lại thị trường châu Âu". "Hiện tại, chúng tôi nhắm tới một vài thị trường ở châu Âu", ông Dũng cho biết.

Kết thúc năm 2018, Viettel đã hình thành nhiều sản phẩm, dịch vụ, hệ sinh thái công nghệ sẵn sàng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số bên cạnh vai trò là nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã được định vị trong suốt gần hai thập kỷ qua.

Đến hết năm 2018, Viettel đạt tổng doanh thu hơn 234 nghìn tỷ, chiếm 60% tổng doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam; tổng lợi nhuận hợp nhất đạt 37,6 nghìn tỷ, chiếm hơn70 % lợi nhuận toàn ngành, nộp ngân sách nhà nước 37 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 70 % số tiền nộp ngân sách toàn ngành.

Kết thúc năm 2019, Viettel đạt tổng tổng doanh thu hơn 251.000 tỉ đồng, tăng trưởng 7,5% so với 2018, chiếm 50% doanh thu toàn ngành viễn thông. Theo đó, lợi nhuận của Viettel đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5 % đồng thời nộp ngân sách hơn 38.000 tỷ đổng, tăng trưởng 2,7 %.Lĩnh vực viễn thông của Viettel vẫn tăng trưởng 6,4%; đặc biệt, lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Viettel tăng trưởng 24,4%.

Năm 2020 chứng kiến sự tăng tưởng của Viettel với tổng doanh thu đạt hơn 264,1 nghìn tỷ đồng, đưa tập đoàn này trở thành thương hiệu viễn thông có giá trị lớn nhất Đông Nam Á, đạt 5,8 tỷ USD.

Năm 2020, Viettel cũng ghi dấu giá trị thương hiệu đứng số 1 Đông Nam Á, thứ 9 châu Á với định giá 5,8 tỷ USD. Theo đánh giá của Brand Finance, Viettel là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu.

 

Những sáng chế của Viettel được cấp bằng độc quyền tại Mỹ

1. Sáng chế Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu

2. Sáng chế Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng

3. Sáng chế Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý

4. Sáng chế Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số

5. Sáng chế Phương pháp phát hiện mục tiêu mặt nước trong môi trường nhiễu

6. Sáng chế Cơ cấu dẫn động trực tiếp hai trục

7. Phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu thích ứng theo môi trường truyền dẫn trong hệ thống trạm thu phát gốc vô tuyến

Hà Lan