Xuất khẩu thủy sản tháng 2/2021 sang Trung Quốc tăng 114%
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 2/2021 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ từ các thị trường lớn, trong đó có sự trở lại mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc với mức tăng nhập khẩu 114% sau khi sụt giảm 10% trong tháng 1.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 2/2021, do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên tổng XK thủy sản của cả nước giảm trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 410 triệu USD
Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với 606 triệu USD. Xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Autralia với nhiều tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển, tôm chân trắng. Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra sụt giảm liên tục trong năm 2020 đã có dấu hiệu tích cực. Trừ Trung Quốc và EU, xuất khẩu cá tra có chiều hướng phục hồi mạnh tại tất cả các thị trường. Trong đó xuất khẩu vào Mỹ tăng 51%, sang các nước CPTPP tăng 38% (Mexico tăng 73%, Autralia tăng 45%, Canada tăng 42%). Xuất khẩu sang các thị trường khác như Barazil, Colombia, Anh, Nga đều tăng từ 37-129% với 214 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do có kỳ nghỉ tết nguyên đán nên tổng lượng xuất khẩu thuỷ sản của cả nước trong tháng 2 giảm trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 410 triệu USD. Tuy nhiên, theo nhận định của Vasep, thực tế xuất khẩu thuỷ sản đang có chiều hướng phục hồi vì giá trị xuất khẩu sang nhiều thị trường vẫn tăng mạnh và nhiều công ty xuất khẩu vẫn còn doanh số cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, thực tế, XK đang có chiều hướng hồi phục vì giá trị XK sang nhiều thị trường vẫn tăng mạnh và nhiều công ty xuất khẩu vẫn có doanh số cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Top 10 thị trường đơn lẻ có kim ngạch nhập khẩu (NK) thủy sản từ Việt Nam cao nhất trong tháng 2 gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Australia, Thái Lan, Anh, Nga và Hà Lan, chiếm 75,4% tổng XK thủy sản của Việt Nam.
Trong tháng 2/2020, Hongkong và Singapor đều có trong Top 10 thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam nhưng tháng 2 năm nay xuất khẩu sang 2 thị trường này giảm sâu, lần lượt giảm 64% và 83% nên đã bị tụt xa khỏi Top 10. Thay vào đó là Nga với mức tăng 57% nhập khẩu từ Việt Nam Hà Lan dù xuất khẩu có giảm 14%.
Trong khi đó, XK sang thị trường Mỹ vẫn giữ ở đỉnh cao, sau khi tăng 25% trong tháng 1, tiếp tục tăng gần 10% trong tháng 2, bên cạnh đó XK sang Canada tiếp tục đột phá với mức tăng 31% trong tháng 2 và trở thành thị trường lớn thứ 4 (chiếm 4,6% XK thủy sản của Việt Nam trong tháng này), chỉ đứng sau Mỹ (21%), Nhật Bản (7,8%), Hàn Quốc (9,2%) và Trung Quốc (8,3%). Đáng chú ý là sự trở lại ngoạn mục của Trung Quốc với mức tăng NK 114% trong tháng 2, sau khi sụt giảm 10% trong tháng 1.
Đáng chú ý là xuất khẩu sang Trung Quốc đã bật tăng trở lại với mức tăng 114% sau khi sụt giảm 10% trong tháng 1. Sự phục hồi này mang lại sự lạc quan cho xuất khẩu thuỷ sản trong các thăng tiếp theo. Ngoài ra xuất khẩu sang Anh và nhiều thị trường khác cũng tăng mạnh trong tháng 2. Trong đó xuất khẩu sang Anh tăng 8%, sang Italy tăng 123% sang Israel tăng 38%, sang Peru tăng 111%.
Kết quả xuất khẩu trong tháng 2 tiếp tục cho thấy tác động tích cực của hiệp định CPTPP và EVFTA đối với thủy sản Việt Nam, vì xuất khẩu sang đa số các nước tham gia hiệp định đều duy trì tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của Vasep, dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng thụ các sản phẩm thuỷ sản. Theo đó các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam cũng biến động theo xu hướng thị trường. Cụ thể, xuất khẩu tôm chân trắng, tôm biển, cá biển, cua ghẹ… tăng trong khi xuất khẩu cá tra giảm sau, cá ngừ và bạch tuộc giảm nhẹ.
COVID- 19 làm giảm nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản trên các thị trường nhưng các thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ giảm nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam ( giảm từ 3-6%) trong khi thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ vẫn tăng đáng kể (10%). Ngoài ra các thị trường khác như Nga, Anh, Úc, Canada thậm chí còn tăng mạnh ( từ 10-32%).
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong quý 1 và quý 2 giảm lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên từ tháng 7, xuất khẩu bắt đầu hồi phục và tăng trong quý 3 với mức tăng trưởng từ 10% đến 13%. Sang quý 4, dù nhu cầu nhập khẩu của thị trường vẫn tốt nhưng thương mại thuỷ sản lại bế tắc vì thiếu contaner rỗng để xếp hàng đi các nước và chi phí vận tải đội lên nhiều lần khiến hoạt động xuất khẩu bị đình trệ và sụt giảm.
Theo dự báo của Vasep, năm 2021, tình hình thương mại thuỷ sản sẽ vẫn bị tác động mạnh bởi đại dịch này, thậm chí đây vẫn là yếu tố chính chi phối hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể duy trì thế mạnh cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu so với các nước khác. Ngoài ra các hiệp định thương mại tự do sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phục hồi ở một số thị trường. Sau một năm doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sẽ có thêm kinh nghiệm và sự linh hoạt thích ứng với các biến động và thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Do vậy dự báo xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn so với năm 2020, ước đạt 8,8 tỷ USD tăng gần 5%.
Nguyễn Dung