Xung đột Israel và Palestine căng thẳng, giá dầu quốc tế biến động thế nào?

11:47 | 14/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tình hình Trung Đông luôn có mối liên hệ chặt chẽ với giá dầu quốc tế, liệu tình hình căng thẳng đột ngột ở Palestine và Israel có tác động khiến giá dầu quốc tế tăng lên?

Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết hôm thứ Tư (12/5), có hơn 1.000 quả rocket đã được bắn tới miền trung và miền nam Israel trong 38 giờ qua. Các phương tiện truyền thông Israel đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không "Iron Dome" được triển khai ở thị trấn Eskelen gần Tel Aviv đã bị trục trặc và tên lửa đã bắn trúng đường ống dẫn dầu của địa phương.

Từ những hình ảnh liên tục được đăng tải, có thể thấy Israel đã phóng một số tên lửa phòng không "Vòm sắt" để đánh chặn tên lửa của các tổ chức vũ trang Palestine, toàn bộ bầu trời đêm được thắp sáng bởi màn đánh chặn này.

Xung đột Israel và Palestine căng thẳng, giá dầu quốc tế biến động thế nào? - ảnh 1

Palestine và Israel bùng nổ xung đột. 

Thông tin từ báo chí Israel, vào đêm thứ Ba (11/5) dày đặc đạn tên lửa đã đổ bộ xuống Tel Aviv và những nơi khác. Hệ thống phòng không "Iron Dome" của Eshkelen bị lỗi và không thể đánh chặn. Quả bom đã bắn trúng đường ống dẫn dầu và giết chết 2 thường dân. Hệ thống phòng không đã được sửa đổi và hiện đã hoạt động bình thường trở lại.

Israel cũng đáp trả. Sáng sớm ngày 12/5, theo giờ địa phương, lực lượng vũ trang Hamas xác nhận rằng các máy bay chiến đấu của Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích ở Dải Gaza thuộc Palestine, giết chết hàng chục cảnh sát địa phương và các cơ sở an ninh, bao gồm cả trụ sở chính của Cảnh sát Gaza. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố rằng họ cũng đã cho nổ tung dinh thự của 3 quan chức cấp cao Hamas ở Dải Gaza.

Theo CCTV News, báo cáo mới nhất do cơ quan y tế của Palestine đưa ra cho thấy tính đến 15 giờ địa phương ngày 12/5, có 53 người Palestine đã bị giết bởi binh sĩ Israel, 14 người trong số đó là trẻ vị thành niên; 320 người Palestine khác ở Gaza bị thương.

Tuy nhiên, Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố rằng hầu hết những người Palestine này đều là những kẻ khủng bố. Trong một chiến dịch vào ngày 12/5, IDF và "Simbet" (Cơ quan An ninh Israel) đã cùng nhau tấn công một tòa nhà ở Gaza và giết chết một số thành viên cấp cao chỉ huy quân đội Hamas.

Vào khoảng 15h ngày 12/5, các nhóm vũ trang Palestine đã phóng loạt rocket mới từ Dải Gaza tới các thị trấn và khu vực lân cận ở miền nam Israel. Một báo động đã vang lên ở thị trấn nhỏ Dimona, nơi đặt lò phản ứng hạt nhân chính của Israel. Hamas xác nhận rằng họ đã bắn 50 quả tên lửa vào Ashdod và các khu vực lân cận.

Đây là trận chiến khốc liệt nhất giữa Palestine và Israel kể từ sau Chiến tranh Gaza năm 2014. Nó cũng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về tình hình Palestine và Israel đang mất kiểm soát.

Xung đột Israel và Palestine căng thẳng, giá dầu quốc tế biến động thế nào? - ảnh 2

Ảnh minh họa.

Tình hình Trung Đông luôn có mối liên hệ chặt chẽ với giá dầu quốc tế, với sự tiến bộ không ngừng của việc tiêm chủng tại các nền kinh tế lớn trên toàn cầu, liệu tình hình căng thẳng đột ngột ở Palestine và Israel có tác động đến giá dầu quốc tế?

Theo China Petroleum News, kể từ ngày 7/4, giá dầu quốc tế đã biến động tăng. Tính đến thời điểm này, giá dầu Brent kỳ hạn được báo cáo ở mức 69,23 USD / thùng, tăng 0,99% và giá dầu WTI kỳ hạn ở mức 65,97 USD / thùng, tăng 1,06%.

Về phía nguồn cung, bất chấp sự gia tăng đột biến trong các trường hợp tại Ấn Độ, Brazil và Nhật Bản, OPEC + vẫn lạc quan về triển vọng nhu cầu dầu thô và duy trì kế hoạch tăng sản lượng. Ngày 27/4, cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC đã quyết định tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm dần quy mô sản xuất từ ​​tháng 5 đến tháng 7 được xây dựng từ ngày 1/4.

Cụ thể, OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài OPEC đã tăng sản lượng thêm 350.000 thùng/ngày trong tháng 5, thêm 350.000 thùng/ngày vào tháng 6 và khoảng 440.000 thùng/ngày trong tháng 7.

Ngoài ra, Ả Rập Xê Út sẽ dần dần hủy bỏ việc cắt giảm sản lượng tự nguyện bổ sung 1 triệu thùng mỗi ngày, với mức tăng hàng tháng là 250.000, 350.000 và 400.000 thùng mỗi ngày từ tháng 5 đến tháng 7, đồng thời sẽ hủy bỏ hoàn toàn việc cắt giảm sản lượng vào cuối tháng 7.

Báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng của OPEC công bố ngày 13/4 cho rằng tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu dự kiến ​​sẽ diễn ra trong quý 2 và quý 3 năm nay, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lần lượt 12 triệu thùng/ngày và 6,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu dầu diesel cũng sẽ dần phục hồi, chủ yếu nhờ sự cải thiện kinh tế do thực hiện kế hoạch kích thích tài khóa.

Từ phía nhu cầu, với việc liên tục tiêm vắc-xin Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang khởi động lại, hỗ trợ thị trường dầu mỏ quốc tế.

Theo số liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố ngày 5/5, tính đến tuần 30/4, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 8 triệu thùng so với tuần trước, đạt 485,1 triệu thùng. Xuất khẩu dầu thô tăng lên 4,1 triệu thùng/ngày và lượng dầu thô chế biến cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng trở lại trên mức trung bình. Khi mùa du lịch hè sắp bắt đầu, nhu cầu nhiên liệu máy bay dự kiến ​​sẽ tăng 30%.

Xem thêm: Giá dầu trượt dốc sau vụ việc tắc nghẽn kênh đào Suez

Tùy Ý