39 chốt kiểm soát người ra vào "vùng đỏ" tại Hà Nội đặt ở đâu?

11:59 | 04/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Để phòng chống Covid-19, Công an TP Hà Nội đã lập 39 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại phân vùng 1 để kiểm soát chặt tất cả người và phương tiện được vào, ra phân vùng 1.

Trong đó có 21 chốt loại 1 do thành phố quản lý; 9 chốt loại 2 do các quận, huyện quản lý và 9 chốt loại 3 do các xã, phường quản lý từ 7h ngày 4/9.

39 chốt kiểm soát người ra vào vùng đỏ tại Hà Nội đặt ở đâu? - ảnh 1

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra chốt phòng chống dịch trên địa bàn TP. Hà Nội (ảnh Zing)

Chiều 3/9, Công an Hà Nội ban hành văn bản hỏa tốc về việc triển khai chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại phân vùng 1 (vùng đỏ) từ 7h ngày 4/9.

Công an Hà Nội đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện liên quan phối hợp, tổ chức các chốt trực tại các tuyến đường ra vào phân vùng 1.

39 chốt kiểm soát người ra vào vùng đỏ tại Hà Nội đặt ở đâu? - ảnh 2

Trong đó, 21 chốt loại 1 do thành phố trực tiếp quản lý được đặt tại điểm có mật độ giao thông cao. Mỗi chốt chia làm 4 ca trực hàng ngày với 16 cán bộ/ca. Chốt trưởng là cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội.

Danh sách 39 chốt vừa được lập tại các vị trí gồm:

1. Chốt cầu Thăng Long: vị trí Đại lộ Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh (gồm 2 chốt)

2. Chốt Cống Liên Mạc: vị trí đường Liên Mạc- An Dương Vương, quận Nam Từ Liêm (chốt tại 2 bên đầu cống).

3. Cầu Diễn: vị trí đường 32, quận Nam Từ Liêm (chốt vào trước số 36 Cầu Diễn, chốt ra ở ngã ba Hồ Tùng Mậu- Hoàng Công Chất).

4. Cầu vượt song Nhuệ: vị trí phố Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm (chốt tại 2 đầu cầu).

5. Cầu Ngà: vị trí ĐT70A, quận Nam Từ Liêm (1 chốt tại vòng xuyến chân cầu vượt).

6. Cầu sông Đáy: vị trí Đại lộ Thăng Long cắt qua sông Nhuệ, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (gồm 4 chốt chiều ra Km7 Đại lộ Thăng Long đối diện Cảnh sát Biển; chiều vào Km 17+800; Chân cầu An Khánh và chốt cầu Hoàng Xá).

7. Cầu: vị trí Cổng 1, khu đô thị mới An Lạc Green Symphony, Vân Canh (1 chốt phục vụ người dân trong khu vực di chuyển từ các xã thuộc huyện Hoài Đức đến TL70 và ngược lại).

8. Cầu 72II: vị trí đường 72 xã Vân Côn, huyện Hoài Đức.

9. Cầu Cù Sơn: vị trí đường Cù Sơn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức.

10. Cầu Tân Phú: vị trí đường Tân Phú, xã Tây Phú, huyện Quốc Oai.

11. Cầu Mai Lĩnh: vị trí QL6, quận Hà Đông (gồm 2 chốt 2 đầu cầu).

12. Ngã ba đê Tả Đáy: vị trí xã Cao Viên, huyện Thanh Oai.

13. Cầu Thạch Bích: vị trí QL21B, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai.

14. Cầu Khê Tang: vị trí đường trục phía Nam, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (chốt 2 đầu).

15. Cầu Qua: vị trí đường xóm sông Cầu, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín.

16. Cầu Quán Gánh: vị trí QL1A, xã Nhị Khê, Thường Tín (2 chốt 2 đầu cầu).

17. Ngã 3 đê Hữu Hồng – Trạm bơm Hồng Vân: vị trí đê sông Hồng, xã Ninh Sở, Thường Tín.

18. Cầu Thanh Trì: vị trí Vành đai 3, QL1A (2 chốt tại đầu cầu phía Gia Lâm và đầu cầu phía Hoàng Mai).

19. Cầu Vĩnh Tuy (gồm 2 chốt tại 2 đầu cầu).

20. Cầu Chương Dương (3 chốt gồm 2 chốt chiều ra và 1 chốt chiều vào. Cụ thể, chốt 1 tại điểm quay đầu trước số nhà 135 Nguyễn Văn Cừ; chốt 2 Trần Nhật Duật- Chợ Gạo; chốt 3 tại Đê 401 lối lên cầu Chương Dương).

21. Cầu Long Biên (2 chốt 2 đầu cầu: chốt 1 Trần Nhật Duật lối lên cầu Long Biên; chốt 2 ngõ 2 phố Long Biên).

22. Cầu Nhật Tân ( 3 chốt: chốt 1 An Dương Vương rẽ phải lối lên cầu Nhật Tân, chốt 2 Võ Chí Công lối rẽ An Dương Vương; chốt 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân).

Rà soát, kiểm tra cấp giấy đi đường cho đúng đối tượng

Theo Doanh nhân Việt Nam thông tin trước đó về việc cấp, quản lý, sử dụng giấy đi đường, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Thành phố cho biết, Công an Thành phố được phân chức năng cấp phát, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xử lý về cấp giấy đi được cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về việc cấp giấy đi đường, Công an thành phố Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch tổng thể, khi được phê duyệt sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy công khai cụ thể, chi tiết.

39 chốt kiểm soát người ra vào vùng đỏ tại Hà Nội đặt ở đâu? - ảnh 3

Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung

Về đối tượng được cấp giấy đi đường, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết đang dự kiến có 6 nhóm đối tượng được cấp.

Nhóm 1: Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được được quy định tại Chỉ thị 16.

Nhóm này còn bao gồm cá nhân làm việc tại cơ quan, tổ chức ngoại giao, gồm: Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. Các đối tượng này thực hiện theo thông lệ quốc tế, thông lệ ngoại giao quy định.

Nhóm 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, bao gồm: Cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu. Thẩm quyền cấp là Công an Thành phố.

Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; cá nhân khác được huy động tham gia hỗ trợ chống dịch tại các quận, huyện, thị xã.

Nhóm 4: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan.

Nhóm 5: Công dân của các trường hợp: Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vắc xin và xét nghiệm Covid-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.

Bên cạnh đó là người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể, giấy đi chợ; thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn. Cá nhân đi sân bay có vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao có giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của Tòa chỉ cần có chứng minh thư/căn cước công dân và xét nghiệm âm tính trong vòng 72h.

Nhóm 6: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu. Thẩm quyền cấp là Công an Thành phố.

Về quy trình, có 2 loại quy trình gắn với từng nhóm đối tượng. Đối với nhóm 1, 3, 4, 5 sẽ có 4 bước. Bước 1, tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp công an xã, phường, thị trấn hoặc qua cảnh sát khu vực. Bước 2 là công an xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, cá nhân hướng dẫn thủ tục hồ sơ, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp giấy đi đường qua địa chỉ được cung cấp. Bước 3 là công an xã, phường, thị trấn căn cứ hồ sơ của tổ chức, cá nhân gửi để xét duyệt đồng ý hoặc không đồng ý và gửi mail thông báo cho tổ chức, cá nhân. Bước 4 là Trưởng công an xã, phường, thị trấn duyệt, đóng dấu và trả kết quả thông qua cảnh sát khu vực hoặc công an xã, phường, thị trấn.

Với nhóm 2 và nhóm 6 cũng có 4 bước. Bước 1, các tổ chức, cá nhân liên hệ gửi hồ sơ cấp Giấy đi đường về cơ quan chủ quản có liên quan (Sở Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng...). Bước 2 cơ quan chủ quản căn cứ đối tượng được quy định đồng ý hoặc không đồng ý, gửi email cho tổ chức cá nhân, gửi hồ sơ về Công an Thành phố. Bước 3, Công an Thành phố chuyển giấy đi đường về cơ quan chủ quản. Bước 4, cơ quan chủ quản chuyển giấy đi đường cho tổ chức, cá nhân.

Sau khi khảo sát, Công an TP. Hà Nội đề nghị các ban ngành liên quan tổ chức 21 chốt kiểm soát loại 1 đặt tại các vị trí có mật độ giao thông cao. Các chốt này do UBND thành phố quản lý; Công an Hà Nội, phối hợp với Sở GTVT, Bộ tư lệnh thủ đô và Sở Y tế chia làm 4 ca, mỗi ca 6 tiếng, kiểm soát 24/24.

Tại các chốt loại 1, mỗi ca trực sẽ có 16 cán bộ, trong đó 10 cán bộ chiến sĩ Công an TP.Hà Nội, 2 cán bộ Thanh tra giao thông của Sở GTVT, 3 cảnh sát sơ động của Bộ tư lệnh thủ đô và 2 cán bộ của Sở Y tế Hà Nội. Chốt trưởng do 1 cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đảm nhiệm.

9 chốt trực do UBND quận, huyện quản lý đặt tại vị trí có mật độ giao thông trung bình (chốt loại 2). Đơn vị chủ trì thực hiện Công an quận, huyện, tổng số ca trực 24/24h, chia làm 4 ca, mỗi ca 6 tiếng. Thành phần 5 cán bộ chiến sĩ Công an quận, huyện; 1 cán bộ Thanh tra giao thông; 1 cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện; 1 cán bộ y tế và 1 cán bộ chính quyền địa phương.

9 chốt loại 3 do UBND xã, phường, thị trấn quản lý và công an xã, phường, thị trấn chủ trì thực hiện. Tổng số ca trực 24/24h, chia làm 4 ca, mỗi ca 6 tiếng.

Thành phần tham gia 1 cán bộ công an xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ công an quận, huyện tăng cường; 1 cán bộ tự quản; 1 cán bộ y tế; 1 cán bộ chính quyền địa phương.

Nguyễn Triệu

Xem thêm: 6 nhóm đối tượng nào tại Hà Nội được cấp giấy đi đường từ 6/9?

Từ khóa: #COVID-19