ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế 10.602 tỷ đồng năm 2021

19:39 | 06/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngân hàng TMCP Á Châu vừa thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.602 tỷ đồng cho năm 2021, tăng 10,5% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 8.481 tỷ đồng, tăng 10,4%.
Tại đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) tổ chức vào chiều nay 6/4. Đại hội thông qua kết quả hoạt động năm 2020 và kế hoạch hoạt động năm 2021, phân phối lợi nhuận năm 2020, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận năm 2021, tăng vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phần phổ thông, phát hành, đăng ký lưu ký bổ sung và niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành thêm.
 
Tại đại hội, đã thông qua 6 vấn đề. Đó là kết quả hoạt động năm 2020 và kế hoạch hoạt động năm 2021; báo cáo của Ban kiểm soát về hoạt động năm 2020; báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán; phân phối lợi nhuận năm 2020, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận năm 2021; tăng vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phần phổ thông…
 
ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế 10.602 tỷ đồng năm 2021
Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 được tổ chức tại TP.HCM chiều 6/4
 
Cụ thể, năm 2021, ACB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng 10.602 tỉ đồng. Tổng tài sản dự tăng 10%, tiền gửi khách hàng tăng 9%, tín dụng tăng 9,5% và tỉ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 2%. Dự kiến chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỉ lệ 25%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 27.019 tỉ đồng.
 
Riêng trong quý I, ACB ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan khi tổng tài sản đạt 450.000 tỷ đồng, cho vay đạt 324.000 tỷ đồng, huy động đạt 352.000 tỷ đồng và lợi nhuận ước đạt 3.105 tỷ đồng, nợ xấu được kiểm soát dưới 1%.
 
Tổng Giám đốc ACB - ông Đỗ Minh Toàn cho biết, kết quả kinh doanh quý I-2021 của ACB hết sức tích cực khi tổng tài sản đạt 450.000 tỉ đồng, cho vay đạt 324.000 tỉ đồng, huy động đạt 352.000 tỉ đồng và lợi nhuận ước đạt 3.105 tỉ đồng, nợ xấu được kiểm soát dưới 1%.
 
Chủ tịch HĐQT ACB Trần Huy Hùng ghi nhận năm 2020 tiếp tục là một năm thành công của ngân hàng này về mặt tăng trưởng tài sản và giá trị đem lại cho cổ đông. Tổng tài sản của ACB đạt 445.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; vốn huy động 353.000 tỷ đồng, tăng 14,6%; dư nợ tín dụng 311.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng ổn định ở mức 0,59%.
 
ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế 10.602 tỷ đồng năm 2021
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trên 10.000 tỷ năm 2021
 
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 đạt 9.596 tỉ đồng, tăng 28% so với năm 2019 và hoàn thành 126% kế hoạch. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 1,86%, cao hơn mức 1,69% của năm 2019. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 24,31%, tương đương mức của năm 2019. Đặc biệt, các giới hạn và tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng luôn được ACB giám sát chặt chẽ, tuân thủ quy định của Ngân hàng (NH) Nhà nước.
 
Chủ tịch HĐQT ACB cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ACB vẫn hoàn thành 2 mục tiêu quan trọng: ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kéo dài 15 năm và chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu ACB sang Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM được hoàn thành đúng kế hoạch.
 
Năm 2021, ACB sẽ tiếp tục thực thi chiến lược hoạt động 2019-2024 với tầm nhìn ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, có tăng trưởng tổng thu nhập ở mức cao, đem lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất, và có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 20%/năm trở lên; tập trung cho các phân đoạn mục tiêu ở khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời phát triển có chọn lọc khách hàng doanh nghiệp lớn.
 
Năm nay dù đại dịch còn là cản trở lớn đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng chính phủ và một số tổ chức nghiên cứu kinh tế trong nước và nước ngoài vẫn lạc quan về dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6-6.5% trên cơ tin rằng đạI dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn.
 
Ông Trần Huy Hùng cho biết để đảm bảo thực hiện thành công, ACB đầu tư vào nguồn lực nhân sự cho giai đoạn bứt phá mới, với quy mô năm 2021 sẽ đạt mức 500.000 tỷ đồng. Đầu tư nhân lực là vừa phát triển và đổi mới nhân lực đổi mới nhân lực bên trong vừa thu hút nhân lực từ bên ngoài. Phát triển nhân lực sẽ tập trung vào việc phát triển năng lực các cấp lãnh đạo, gia tăng ứng dụng công nghệ trong phương thức làm việc, và xây dựng văn hóa học tập liên tục, học để có kỹ năng mới phù hợp với yêu cầu đổi mới.
 
 
Nguyễn Dung