Báo chí Trung Quốc bắt đầu đưa tin về ông Biden sau nhiều ngày kín tiếng với cách gọi `người bạn cũ`

11:58 | 14/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sau khi ông Biden được truyền thông Mỹ gọi là "tổng thống đắc cử" thì báo chí Trung Quốc cũng bắt đầu đưa tin về ông cách gọi rất "ngoại giao" là "người bạn cũ".
Mới đây tờ Thời Cầu Hoàn Báo có tin tức về ông Joe Biden với tile: "Joe Biden: Tổng thống đắc cử mới của Mỹ, người bạn cũ của Trung Quốc". Bài báo nhắc đến việc ông Biden từng sang thăm Trung Quốc, từng ăn tiệm mì Giao Long ở Bắc Kinh (2011), giống như ông OBama từng ăn bún chả Việt Nam.

Tờ này kể lại, chuyến thăm đó ông Biden đã thăm một trường học ở Đô Giang Yển - thị trấn chịu nhiều tổn thất trong vụ động đất tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2008. Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) đã giúp ngôi trường này xây 4 sân bóng rổ, còn Cơ quan Viện trợ phát triển Mỹ (USAID) thì trang bị các tấm bảng điện tử. 

Thời điểm đó cùng đi với ông Biden là ông Tập Cận Bình (lúc đó là Phó chủ tịch Trung Quốc). Khi đó, tình cảm giữa Bắc Kinh - Washington còn mặn nồng.

Trong chuyến thăm 4 ngày nhưng ông Biden đã gặp ông Tập Cận Bình đến 5 lần. Đến năm 2013, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tối cao ở Trung Quốc. Khi đó, Mỹ cũng mong ông Tập có chuyến công du "ra mắt" trong vai trò mới. 

Đến đây cũng phải nhắc đến chuyện năm 2017 khi ông Trump tiếp ông Tập tại Palm Beach, Florida. Khi đó ông Trump đã hết lời khen ngợi ông Tập và thể hiện tình hữu nghị giữa hai bên. 

Ngoại giao phương Tây đề cập đến việc xây dựng quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo, hy vọng khi đã quen thì sẽ cởi mở với nhau. Nhưng ở phương Đông được nhìn nhận khác, nhất là ở những xứ mà lãnh đạo là "lãnh đạo tập thể".
 
Báo chí Trung Quốc gọi ông Biden là `người bạn cũ`
Ông Tập chụp ảnh với ông Biden trong chuyến thăm hồi năm 2012

Không rõ có phải như vậy mà không ông Joe Biden công du Trung Quốc lần 2 vào năm 2013, tình hình đã thay đổi. Báo chí cho biết, hai phía không đề cập công khai việc Trung Quốc lúc bấy giờ vừa thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông. Dẫu trước đó tại Tokyo, ông Biden đã hứa sẽ nêu vấn đề trên với ông Tập.

Theo tường thuật của báo chí, ông Tập là người ấn định nội dung đàm đạo. Cả hai nói chuyện đàm đạo về việc xây dựng mối quan hệ giữa hai quốc gia nhưng không đề cập đến quyết định gây tranh cãi khi đó của Trung Quốc về việc lập vùng nhận dạng phòng không. 

Vào ngày 23/10, trong cuộc tranh luận thứ 2 với ông Trump, ông Biden có nói: "Khi tôi gặp ông Tập lúc còn là phó tổng thống, ông ấy nói rằng họ sẽ lập vùng nhận dạng phòng không và "quý vị không thể bay qua". Ông Biden nói tiếp, ông nói "chúng tôi sẽ bay qua".

Chúng tôi vừa cho máy bay ném bom B-52, B-1 bay qua đó. Chúng tôi sẽ không màng tới [vùng nhận dạng phòng không]. Họ phải theo luật. Chúng ta cần bạn bè của chúng ta cũng phải nói với Trung Quốc rằng: "Đây là các quy tắc. Hoặc quý vị theo luật hoặc quý vị sẽ phải trả giá… về mặt kinh tế"".

Tờ Thời Cầu Hoàn Báo trước đó đưa ra bài viết: "Quan hệ Trung - Mỹ về lâu dài có thể đối diện thách thức lớn hơn dưới trào Biden". Bài báo dự đoán, chưa hẳn chính quyền Washington sẽ từ bỏ tất cả các quyết sách ngoại giao thời Trump nếu ông Biden giành chiến thắng"; và "bất luận cuối cùng ai thắng, nhìn chung cả hai ông có cùng quan điểm về cách đối phó với Trung Quốc. Cả hai đều coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược và nhắm tới việc kiềm chế Trung Quốc, nhưng với các phương tiện và chiến thuật khác nhau".

Báo chí Trung Quốc cũng đưa ra các bài tranh luận về việc liệu ông Biden sẽ tiếp tục chính sách "Ấn Độ - Thái Bình Dương" của ông Trump hay khởi động chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương 2.0 tiếp nối trục của ông Obama trước đó. 


Hương Quỳnh