Bảo hiểm FWD Việt Nam: Lỗ khủng nhưng vẫn tiến hành thâu tóm đối thủ trong ngành

11:29 | 02/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trái ngược lại với doanh thu tăng trưởng là bức tranh lợi nhuận "chưa thấy lãi" của FWD Việt Nam sau 5 năm hoạt động.

Cụ thể, trong năm 2020 FWD Việt Nam ghi nhận 2.420 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngành nghề chủ lực là bảo hiểm. Con số này cao gần gấp đôi so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng liên tục được doanh nghiệp duy trì từ năm 2017 cho đến nay, khi ban đầu doanh thu chỉ chưa đầy 280 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, đổi lấy những con số tăng trưởng trên là gì? Đó chính là mức tăng theo của các chi phí khác như: bán hàng và quản lý doanh nghiệp...

Cụ thể, theo thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì chỉ số tổng liên quan tới chi phí Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam cũng "phình to" ở mức 4.394 tỷ đồng, tăng mạnh đến 2.222 tỷ đồng nếu so với năm 2019.

Trong đó, chi phí bán hàng tăng thêm 1.230 tỷ đồng, lên 2.051 tỷ đồng trong năm 2020; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 846 tỷ đồng, tăng 287 tỷ đồng so với năm trước đó... Các loại chi phí trên liên tục tăng dần từ năm 2015 lúc doanh nghiệp mới thành lập trước khi đạt đỉnh vào năm ngoái là các con số trên. 

Bảo hiểm FWD Việt Nam: Lỗ khủng nhưng vẫn tiến hành thâu tóm đối thủ trong ngành - ảnh 1

Công ty liên tục tiến hành các thương vụ M&A để "phình to" về quy mô. Ảnh: Internet

Kết quả trên khiến FWD nhận về một loạt những kết quả không tốt về lợi nhuận khi báo lỗ ròng 1.702 tỷ đồng, cao hơn 948 tỷ đồng với khoản lỗ sau thuế năm 2019. Cùng thời điểm số lỗ lũy kế Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam sắp chạm ngưỡng 4.500 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, dù lỗ qua từng năm nhưng FWD vẫn "mạnh dạn" thâu tóm các đối thủ cùng ngành. Năm 2016, FWD đã tiến hành xong thương vụ mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern (Việt Nam), sau đó đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam). 

Sang đến tháng 4/2020, FWD tuyên bố đã nhận được sự chấp thuận về pháp luật để mua lại Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif (VCLI). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này vốn tiền thân là liên doanh giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và công ty nước ngoài BNP Paribas Cardif.

Hiện tại, số nợ phải trả của FWD đã lên đến hơn 3.000 tỷ đồng, đồng thời tổng tài cũng tăng lên 13.866 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2020 cao hơn 11.200 tỷ đồng với thời điểm đầu năm. Con số trên chủ yếu đến từ khoản mục tài sản dài hạn.

Được biết, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam vốn trực thuộc tập đoàn đầu tư Pacific Century Group, được sáng lập bởi Richard Li - một trong những người con trai của tỷ phú Hong Kong - Lý Gia Thành. Công ty này đã gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2016 bằng thương vụ M&A với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern. 

H.S

Xem thêm: Từ ngày 1/7, những đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí?