Bất động sản logistics Đông Nam Á thành điểm nóng với nhà đầu tư

10:51 | 11/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Giới chuyên gia nhận định, sau khi đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp lớn đã phải chuyển điểm đặt nhà máy mới ra khỏi Trung Quốc, biến thị trường bất động sản logistics Đông Nam Á thành điểm nóng với nhà đầu tư.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan trên toàn thế giới, không ít các doanh nghiệp cung ứng và sản xuất toàn cầu đã phải chịu tổn thất không nhỏ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp toàn cầu như Apple, Samsung,... đã quyết định chuyển dịch địa điểm đặt nhà máy mới ra khỏi Trung Quốc, cụ thể là tìm kiếm bất động sản tại khu vực Đông Nam Á.
 
Bất động sản logistics Đông Nam Á thành điểm nóng
 
Bên cạnh đó, đại dịch cũng khiến lĩnh vực thương mại điện tử phát triển vượt bậc trong năm 2020. Theo báo cáo từ Facebook, có khoảng 30% người dùng ở Đông Nam Á (ĐNÁ) tăng mức tiêu dùng trực tuyến trong 2 tuyến đầu năm 2020.
 
Nhà đầu tư săn tìm kho bãi
 
Nắm bắt thời cơ, các nhà đầu tư nhanh chóng chuyển dịch sang lĩnh vực logistic (hậu cần), với nhu cầu thuê kho bãi tăng đột biến. Theo số liệu từ công ty bất động sản toàn cầu JLL, các nhà đầu tư nhận thấy đây là một khoản đầu tư hấp dẫn, huy động hơn 7 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Đông Nam Á. Cùng với đó là những giao dịch trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, với khoảng 20% hoạt động đầu tư trong 2 quý đầu năm 2020, cao gấp 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Bất động sản logistics Đông Nam Á thành điểm nóng
 
Trong đó phải kể đến thương vụ công ty logistics DB Schenker (Đức) đầu tư một khoản tiền khổng lồ 163 triệu USD vào Singapore, hay tập đoàn bất động sản logistics GLP đặt trụ sở chính tại Singapore, cho thấy tiềm năng phát triển của khu vực ĐNÁ. Bên cạnh đó là hàng loạt các thương vụ đầu tư khác như Alpha Investment Partners đã liên doanh với hai công ty Manulife và Mega Manunggal Property để đầu tư 200 triệu USD tại Indonesia. ESR cũng thông báo vào tháng 8 rằng liên doanh này này đã mua bốn bất động sản logistics từ Redwood China Logistics Fund với mức giá khoảng 240 triệu USD.
 
Có thể thấy, thị trường bất động sản logistics khu vực Đông Nam Á đang đón nhận những tín hiệu đáng mừng khi các nhà đầu tư muốn mở rộng quy mô. Đồng thời, chứng kiến tiềm năng phát triển mới của thị trường này cũng khiến nhiều nhà đầu tư khác nhen nhóm lấn sân.
 
Nhu cầu tìm kiếm bất động sản logistics tăng cao
 
Đồng sáng lập và đồng Giám đốc điều hành của công ty ESR Jeffrey Shen nhận định: "Nguồn vốn đã đổ dồn vào thị trường trước đại dịch, và các nhà đầu tư hiện còn tăng tốc hơn nữa bởi Covid-19 đang giúp thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới này phát triển ngày càng nhanh". Bất động sản hậu cần ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung đang là điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư, khi nhu cầu kho bãi tăng cao để đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử.
 
Bất động sản logistics Đông Nam Á thành điểm nóng
 
Hiện tại, các nhà đầu tư đang săn đón và xây dựng nhiều kho bãi với chất lượng cao hơn khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Các chuỗi cung ứng phải hoạt động hiệu quả, áp lực kinh doanh và tối ưu hóa công nghệ là những điều mà doanh nghiệp phải chú trọng. Theo báo cáo của JLL, doanh số bán hàng từ dịch vụ kinh doanh thực phẩm và hàng hóa trực tuyến đã tăng tới 400%, thúc đẩy nhu cầu về nhà kho xây sẵn, kho bãi, đặc biệt là tại những nơi then chốt thuận lợi cho việc giao hàng. Báo cáo của Knight Frank cũng cho thấy khối lượng giao dịch trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại khu vực châu Á chỉ giảm 11% so với quý II năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức giảm 44% của các thị trường khác.
 
Theo Savills, bất động sản logistics dự kiến sẽ là điểm sáng trong thị trường bất động sản toàn cầu, trái ngược với thị trường văn phòng cho thuê và bán lẻ vẫn đang nhen nhóm phục hồi. Những nước sở hữu thị trường nội địa lớn như Việt Nam, Malaysia, Indonesia,... dự kiến sẽ là điểm nóng đối với các nhà đầu tư. Trong đó, Việt Nam được dự kiến sẽ là vị trí hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm do có vị trí chiến lược và dễ dàng giao thương với các khu vực khác.
 
Bất động sản logistics Đông Nam Á thành điểm nóng
 
Các chuyên gia dự đoán, tính ổn định, lâu dài của thị trường logistics cũng như vốn giá trị khá vững chắc của thị trường này sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới. Với tình trạng dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, nhiều nước sẽ tập trung đầu tư công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để làm đòn bẩy phát triển kinh tế. Thị trường bất động sản hậu cần và công nghiệp tại châu Á - Thái Bình Dương đã thể hiện tiềm năng phục hồi mạnh mẽ khi đạt mức tăng trưởng cho thuê tích cực ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Sydney, ổn định ở Singapore, Bắc Kinh và Melbourne.
 
Công ty LOGOS quyết định đầu tư vào bất động sản hậu cần Đà Nẵng
 
 
Linh Chi