BĐS hàng hiệu: Cần phải lưu ý gì nếu không muốn 'tiền mất tật mang'?

07:17 | 07/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bất chấp dịch Covid-19, thị trường bất động sản hàng hiệu, đặc biệt là tại Tp.HCM vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần cảnh giác nếu không muốn "rước" phải sản phẩm không đúng giá trị thực.

Bất động sản hàng hiệu có nguồn gốc từ New York (Mỹ) cách đây gần 1 thế kỷ, hiện nay loại hình này đã có khoảng 500 dự án mọc lên trên khắp thế giới nhắm tới tầng lớp siêu giàu, thượng lưu trong xã hội. 

Để có thể trở thành một dự án đắt giá, vài trăm triệu/m2 thì chủ đầu tư phải "chăm chút" kỹ lưỡng, từ viên gạch tạo nên căn hộ hay các thiết bị, tiện nghi đi kèm phải là thương hiệu nổi tiếng thế giới và chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, để lọt vào mắt xanh của giới đại gia thì mảnh đất cũng phải thuộc khu vực đắc địa, thuận tiện về giao thông đi lại, có rất nhiều tiện ích dịch vụ đô thị. 

Được biết, hiện tại Việt Nam đã vươn lên nhóm 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực BĐS "hàng hiệu" trên thế giới. Hồi tháng 4, báo chí không ít lần phản ánh những căn hộ có giá tầm 400 triệu trở lên, liên tục phá kỷ lục về giá tại Tp.HCM gây xôn xao dư luận. 

BĐS hàng hiệu: Cần phải lưu ý gì nếu không muốn 'tiền mất tật mang'? - ảnh 1

Hình ảnh minh họa

Tuy nhiên, người mua nhà dù có dư giả về mặt tài chính tới đâu vẫn nên cẩn trọng tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chuyển khoản bởi rất dễ gặp phải những "chiêu trò" của doanh nghiệp phát triển dự án. 

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đã lên tiếng cảnh báo tới khách hàng và nhà đầu tư về những sản phẩm bất động sản hàng hiệu có dấu hiệu đáng ngờ tại khu vực Sài Gòn cuối quý 1 vừa qua. Cụ thể, theo HoREA thì "không có bữa ăn nào miễn phí".

Về bản chất thì BĐS hàng hiệu có hai loại hình: Một được phát triển bởi các thương hiệu có uy tín thương hiệu toàn cầu phát triển dự án và kinh doanh sản phẩm. Hai là sản phẩm bất “động sản hàng hiệu” ra đời từ sự hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng trên thế giới và một doanh nghiệp phát triển dự án trong nước.

Loại hình thứ 2, các chủ đầu tư sẽ ra sức đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo rầm rộ kết hợp với phương thức ra hàng "nhỏ giọt", chia nhỏ kho hàng để tạo sự "khan hiếm". Từ đó kích thích tâm lý của khách hàng, tạo cảm giác mình là một trong những số ít người đầu tiên sở hữu những căn hộ hạng sang bạc tỷ. 

Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp còn non trẻ đã mượn "vỏ" của các thương hiệu lớn, sử dụng phương thức kể trên để bán sản phẩm bất động sản hàng hiệu. 

BĐS hàng hiệu: Cần phải lưu ý gì nếu không muốn 'tiền mất tật mang'? - ảnh 2

Cần nghiên cứu kỹ nếu không sẽ mua phải những sản phẩm không đáng đồng tiền

Nhưng, để có thể sử dụng tên các thương hiệu có tiếng trên thế giới thì đơn vị kinh doanh đã không tốn ít tiền trả chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý thương hiệu. Chi phí này chắc chắn được gộp vào trong giá bán nhà mà người mua nhà phải thanh toán chi phí "mượn" tên này. Số tiền mà người mua phải trả cũng có cả chi phí quảng bá sản phẩm ở trong nước và ở nước ngoài đều sẽ được "tính đủ".

Vậy nên, câu hỏi đặt ra sẽ là liệu giá sản phẩm đó có đáng đồng tiền, chủ đầu tư trong nước có thật sự bỏ vốn để đem lại giá trị đẳng cấp cho khách hàng hay không? Hay đó chỉ là những căn hộ bị "đội" giá phần nhiều từ chi phí marketing, tiền trả cho đối tác nước ngoài?

Bên cạnh đó, nếu rơi vào trường hợp đối với dự án được nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu có tính chất "hàng hiệu", thì thời hạn sử dụng tên thương hiệu sẽ bị giới hạn trong khoảng 10 năm, 15 năm...

Sau đó, sản phẩm sẽ không còn được sử dụng tên thương hiệu nữa. Từ đây, lại đặt ra các trường hợp nếu chủ đầu tư bán hàng nhanh gọn, thì khách hàng sẽ được sống trong căn nhà "hàng hiệu" trong một thời gian tương đối dài.

Ngược lại, nếu chẳng may mua phải sản phẩm bị "ế", tồn nhiều năm chắc chắn giá trị của sản phẩm sẽ bị giảm xuống theo thời gian ký kết hợp đồng nêu trên. Chưa kể, đối với những khách hàng mua để đầu tư lâu dài hay định cư khi "vỡ" ra giá trị BĐS hàng hiệu mà mình đang sở hữu chỉ có hạn chắc chắn đây sẽ là cú "sốc" không hề nhỏ đối với họ. Nên trước khi mua nhà, cần phải làm đòi hỏi chủ đầu tư cần minh bạch thông tin về dự án có sử dụng thương hiệu đi kèm. 

Bất động sản hàng hiệu còn kèm theo rắc rối trong khâu vận hành. Nếu chủ sở hữu không thuê đơn vị quản lý vận hành theo tiêu chuẩn, chất lượng công tác quản lý không đảm bảo, thì tòa nhà có nguy cơ bị tước quyền sử dụng tên thương hiệu BĐS hàng hiệu.

Cuối cùng, HoREA cũng cho hay, hiện Việt Nam giới siêu giàu là chưa nhiều, quá trình mua để cho thuê lại phân khúc hàng hiệu cũng không phải dễ, bởi ít khách hàng có nhu cầu. Do đó, thị phần của BĐS hàng hiệu chưa chắc đạt kỳ vọng. Đây không phải là mảnh đất màu mỡ để cho các doanh nghiệp BĐS kiếm lời và những nhà đầu tư còn non kinh nghiệm.

Với khách hàng, bên cạnh tìm hiểu thông tin dự án, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng cần phải đề nghị chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm giải thích cặn kẽ mọi điều khoản. Sau quá trình mua còn phải theo dõi xem thái độ chăm sóc khách hàng của bên bán hàng ra sao. Qua đó, để tránh "tiền mất tật mang" và không cảm thấy bị lừa khi mua phải một căn hộ không xứng với số tiền đã chi ra. 

H.S

Xem thêm: Sốt đất được cho là đã qua, nhưng giá BĐS ở Hà Nội vẫn không giảm