Bí ẩn chất chứa nỗi đau không nói thành lời của `cây cầu sự sống` trên đất nước Hàn Quốc

12:48 | 20/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cây cầu xinh đẹp Mapo bắc qua sông Hàn ở Seoul là nơi được mệnh danh là nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hàn Quốc. Nhưng đây cũng lại là nơi xảy ra nhiều bi kịch nhất khi chứng kiến nhiều vụ tự tử.

Cây cầu xinh đẹp Mapo bắc qua sông Hàn ở Seoul là nơi mà các cặp tình nhân hay hẹn hò cũng như ngắm hoàng hôn, ngắm thành phố muôn màu vào ban đêm nhưng cũng lại là nơi xảy ra nhiều bi kịch nhất kh

Bí ẩn

Những thông điệp được gắn lên cầu Mapo như 1 giải pháp để ngăn tự tử

Có chuyện kể rằng, chỉ cần bạn lên một chiếc xe taxi nào ở Seoul và nói với bác tài rằng:" Bác cho cháu tới cầu Mapo với", thì chắc chắn họ sẽ lập tức hỏi han, tìm hiểu xem bạn có đang... chán đời hay không.

Vào năm 2012, chính quyền thành phố Seoul và hãng bảo hiểm nhân thọ Samsung đã cùng nhau khởi xướng một chiến dịch nhằm quyết tâm đẩy lùi nạn tự tử tại quốc gia này mang tên “Cầu sự sống”.

Bí ẩn chất chứa nỗi đau không nói thành lời của `cây cầu sự sống` trên đất nước Hàn Quốc - ảnh 1

Bạn ăn Cơm chưa?

Cụ thể, họ đã làm một loạt đèn sáng trên thân cầu với những thông điệp vô cùng ý nghĩa được viết trên thành cầu như: “Ngày hôm nay của bạn như thế nào?”, “Bạn đã ăn gì chưa?”, “Khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời bạn chưa đến đâu đấy!”, “Cùng làm một ly cà phê nhé”,... nhằm thức tỉnh những người có ý định rời xa cuộc đời này để họ biết rằng, cuộc sống phía trước rất tươi đẹp, nhiều điều mới mẻ đang chờ họ và hãy cố gắng bước qua mọi thứ để tận hưởng những điều vui vẻ phía trước.

Bí ẩn chất chứa nỗi đau không nói thành lời của `cây cầu sự sống` trên đất nước Hàn Quốc - ảnh 2

Cùng uống chút cà phê nhé!

Tuy nhiên, sau khi chiến dịch này được quảng bá hơn một năm, tỷ lệ người tự tử ở cầu Mapo tăng 6 lần. Đây quả thật là một cái kết buồn cho nỗ lực lớn của chính quyền thành phố Seoul.

Sau khi dự án trên phá sản, chính quyền Hàn Quốc tiếp tục cuộc chiến với sáng kiến lắp đặt hệ thống chống tự tử trên cầu Mapo. Hệ thống này có gắn máy quay an ninh được lập trình đặc biệt để “bắt sóng” những người đang đi tìm tử thần. Đồng thời nâng cao hàng rào cầu Mapo thêm 1 mét.

Bí ẩn chất chứa nỗi đau không nói thành lời của `cây cầu sự sống` trên đất nước Hàn Quốc - ảnh 3

Hôm nay bạn thế nào?

Khi có tín hiệu báo động, một nhóm bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ có mặt sau 3 phút tại hiện trường. Ngoài ra, giới chức còn triển khai nhiều biện pháp khác như cấm sản xuất thuốc trừ sâu độc hại, dịch vụ tư vấn tâm lý cho những người có nguy cơ tự sát…

Bí ẩn chất chứa nỗi đau không nói thành lời của `cây cầu sự sống` trên đất nước Hàn Quốc - ảnh 4

Những câu nói được cho là sáo rỗng Ai lại nói với người đang có ý định nhảy cầu là: “Ngay bây giờ hãy thử một lần đi!”

Từ một trong những đất nước nghèo nhất thế giới vươn tới vị trí nền kinh tế đứng thứ 12 toàn cầu, sự chuyển đổi đột ngột đã tạo ra những hệ lụy xã hội khổng lồ tại Hàn Quốc, theo GS Ranjit Kumar Dhawan thuộc Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ). Sự bùng nổ tài chính nhanh chóng đã kéo theo việc thay đổi ý thức hệ từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân khiến nhiều gia đình tan rã, nhiều người cảm thấy bị cô lập.

Tại Hàn Quốc, vấn nạn tự tử được xem là bệnh dịch khủng khiếp nhất. Tự tử không chỉ ảnh hưởng đến người nhà mà còn cả bạn bè xung quanh. Khi đó, họ không biết được rằng những người thân yêu của mình bị tổn thương như thế nào. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vào năm 2010, Hàn Quốc là nước có tỷ lệ người tự tử cao nhất. Theo thống kê, cứ khoảng 100.000 người thì lại có 33,5 người tìm đến cái chết. Điều đó có nghĩa rằng, mỗi ngày Hàn Quốc có thể ghi nhận tới 50 ca tự tử.

Không ít khách du lịch khi bước qua cây cầu Mapo và đọc những dòng thông điệp trên lại quay trở về với tâm trạng nặng trĩu. Họ chỉ ước rằng nếu con người biết yêu thương nhau hơn, cùng nhau chia sẻ để giảm bớt những căng thẳng hay bế tắc trong cuộc sống này thì đã không có nhiều bi kịch xảy ra. Họ tự hỏi, giá như đây là một nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất mang đúng ý nghĩa của nó?

Trường dạy chết

Điều nghe có vẻ lạ lùng này lại đang là một dịch vụ bùng nổ tại Trung tâm Hàn gắn Seoul Hyowon (hay còn được gọi một cách trần trụi hơn là “trường dạy chết”) ở thủ đô Seoul. Trong số các học viên có những trẻ vị thành niên không thể đương đầu với áp lực thi cử, những phụ huynh bế tắc sau khi con cái bỏ nhà đi và những người lớn tuổi không muốn trở thành gánh nặng cho con cháu.

Họ ngồi nghe giảng ngay giữa những chiếc quan tài sau đó sẽ được dùng để tổ chức lễ tang giả cho chính mình. Bài thuyết giảng đến từ Giám đốc trung tâm Jeong Yong-mun, vốn từng làm cho một công ty mai táng, về việc phải chấp nhận các vấn đề vốn là một phần tất yếu của cuộc sống và cố gắng tìm niềm vui trong những tình huống khó khăn.

Lễ tang giả bắt đầu với các học viên chụp hình với ảnh thờ mang băng đen của chính mình. Tiếp đó, họ sẽ viết di chúc hoặc thư tuyệt mệnh để lại cho gia đình trước khi chui vào quan tài trong trang phục truyền thống. Mục đích của liệu pháp này cố tình để những người trong cuộc thấm thía nỗi đau của những người ở lại. Sau đó, một người đàn ông mặc đồ đen với chiếc mũ dài đại diện cho Thần Chết sập nắp quan tài, đánh dấu thời khắc sang thế giới bên kia. Một mình với bóng tối bao trùm bên trong cỗ quan tài trong khoảng 10 phút - trải nghiệm chưa từng có trong đời, được cho là sẽ giúp những người nằm bên trong có thể suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.

Xem thêm: Tín đồ thời trang ở Congo: `Thà nhịn đói ra đường nhưng phải là những quý ông lịch lãm`

Phong Trần