Chuyên gia gợi mở về áp dụng kỹ thuật số để nâng cao tăng trưởng cho nền kinh tế
Cụ thể, vị nguyên Tổng Cục trưởng tin rằng nền tảng kỹ thuật số (KTS) đóng vai trò trung tâm trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Hiện tại, các nền tảng KTS có thể hiểu rằng là kỹ thuật thông tin truyền thông (ICT) từ nhiều kỹ nghệ hợp thành như: máy tính điện tử; chương trình phần mềm; internet và các hợp phần liên quan; băng thông rộng; điện thoại di động...
3 ứng dụng của kỹ thuật số đối với nền kinh tế
Bài viết đưa ra ba khía cạnh mà KTS có thể áp dụng để phát triển nền kinh tế: Giúp tăng trưởng, tăng năng suất và với việc làm.
Thứ nhất, chuyên gia đưa ra những ví dụ cụ thể về việc áp dụng chuyển đổi số ở những quốc gia đi trước và ảnh hưởng của nó tới phát triển, tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi khi tăng 10% sự thâm nhập của internet có mối tương quan tới 0,9%-1,5% tăng trưởng GDP đối với Mỹ và 0,3%-0,9% tăng trưởng GDP với các nước OECD. Nếu tăng 10 điểm phần trăm thâm nhập của băng thông rộng, dẫn tới GDP tăng 1,38 điểm phần trăm. Đặc biệt, cùng tăng 10 điểm phần trăm trong áp dụng từng loại kỹ nghệ hợp thành ICT khác nhau như điện thoại di động, internet hay băng thông rộng, dẫn tới tăng trưởng GDP ở mức độ khác nhau giữa các nước có mức thu nhập khác nhau.
Ảnh minh họa
Việc sử dụng điện thoại di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo ông Lâm, số liệu giai đoạn 1980-2011 cho thấy, cứ tăng 10 điểm phần trăm trong sử dụng điện thoại di động dẫn tới GDP tăng 0,21 điểm phần trăm ở các nước thu nhập cao và tăng 0,4 điểm phần trăm ở các nước thu nhập thấp và trung bình; đối với sử dụng Internet, số liệu tương ứng là 0,78 và 0,94 điểm phần trăm; 1,19 và 1,35 điểm phần trăm đối với sử dụng băng thông rộng.
Nhiều quốc gia phát triển hiện đang ứng dụng rất tốt khi dùng các nền tảng kỹ thuật số từ Internet để tăng trưởng GDP so với nhóm còn lại thuộc khối OECD.
Thứ hai, áp dụng nền tảng kỹ thuật số là cánh cửa để giúp tăng năng suất, đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp.
Thực tế đã cho thấy, việc áp dụng kỹ thuật số đem lại rất nhiều lợi ích, nhất là với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chẳng hạn, (1) nâng cao khả năng tiếp cận thông tin để vững tin trong việc ra quyết định; (2) nâng cao hiệu quả phối hợp trong sản xuất kinh doanh và nâng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; (3) xử lý bất cập cho doanh nghiệp tại thời điểm trước, trong và sau giao dịch thương mại; (4) xoá bỏ tình trạng thông tin không đầy đủ, không cân xứng giữa các doanh nghiệp, giữa người mua và nhà cung cấp, tạo lập quy luật một giá của thị trường. Thông tin đầy đủ sẽ nâng cao hiệu quả của thị trường, giảm phụ thuộc vào các tổ chức trung gian và cắt giảm chi phí không cần thiết, khắc phục tình trạng giá cả phân tán, cắt giảm chi phí thu thập thông tin và lãng phí thời gian.
Trong khi đó, tại Việt Nam điều này là vô cùng khiêm tốn ở các doanh nghiệp có quy mô tương đương từ khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam. Lý do là bởi gặp vướng mắc về vốn và nghĩ rằng đây chỉ là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn...
Số liệu từ 49.610 doanh nghiệp ở 117 quốc gia đang phát triển tại thời điểm năm 2006 và 2011 cho thấy, doanh nghiệp có kết nối và sử dụng internet trong sản xuất kinh doanh đã nâng cao năng xuất, sản lượng và doanh thu xuất khẩu tăng gấp đôi so với doanh nghiệp không kết nối và sử dụng internet. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chi tiền công nghệ web làm doanh thu tăng gấp 9 lần so với doanh nghiệp chỉ sử dụng dưới 10% ngân sách để đầu tư. Đặc biệt, đầu tư và sử dụng internet có tác động đến nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng, sự xuất hiện của việc áp dụng kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi đáng kể việc làm của con người.
Sự phát triển với tốc độ ngày càng cao của công nghệ nhiều khả năng sẽ đào thải bộ phận khá lớn lực lượng lao động không phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế. Quá trình máy móc đang thay thế lao động truyền thống đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều chuyên gia kinh tế đều không thể hình dung được 100 năm tới nền kinh tế sẽ biến động như thế nào, việc tạo ra việc làm cho người lao động sẽ trở thành thách thức chính trong tương lai. Ông Nguyễn Bích Lâm nhận định, Cách tốt nhất để xử lý tác động nghịch của “máy móc có trí tuệ, robot” chiếm việc làm của con người là cùng đồng hành hơn là chống lại chúng.
Giải pháp nào cho Việt Nam?
Khi yêu cầu áp dụng kỹ thuật số gần như là không thể đảo ngược, vị Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tin rằng giải pháp duy nhất là đưa ra các chính sách thông minh, nhằm tối đa hoá lợi ích của công nghệ kỹ thuật số, đồng thời giảm thiểu những bất cập, gián đoạn ngắn hạn không thể tránh khỏi. Cần tập trung vào các chính sách, giải pháp đáp ứng những thay đổi về tổ chức do cuộc cách mạng kỹ thuật số mang đến.
Bối cảnh COVID-19 đã làm biến đổi sâu sắc quan hệ quốc tế. Do đó, Chính phủ, địa phương và các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp để áp dụng công nghệ số cho nền kinh tế. Tác giả đề xuất 6 việc có thể làm để thích ứng với bối cảnh mới.
Đó là các giải pháp chú trọng về xây dựng nguồn nhân lực, nguồn tiền để xây dựng nền tảng số. Chính phủ đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, có cơ chế truy cập, chia sẻ thông tin những cơ sở dữ liệu này cho các đối tượng sử dụng phù hợp. Bộ Thông tin truyền thông có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, phổ biến các giải pháp thực hiện phát triển và áp dụng kỹ thuật số. Cuối cùng là xây dựng các giải pháp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Nền kinh tế số ở Việt Nam đang ở đâu? Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia. Nền kinh tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019 và 14 tỷ USD năm 2020. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, việc phát triển kinh tế số và xã hội số thì cần một hạ tầng số hiện đại. Hạ tầng vật chất thì cần nhiều chục năm, cần rất nhiều tiền. Nhưng hạ tầng số thì có thể nhanh hơn nhiều, có thể chỉ một vài năm, và chi phí cũng nhỏ hơn hàng chục lần. Ngành TT&TT đặt mục tiêu hạ tầng số của Việt Nam sẽ vào top 30 thế giới trước năm 2025. Hiện tại, kinh tế số của Việt Nam là khoảng 10%. Chính phủ đặt mục tiêu 20% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này thì kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Nếu có thể tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm như trong giai đoạn 2015-2020 thì kinh tế số của Việt Nam có thể chiếm tới 25% GDP vào năm 2025. Bộ trưởng tin tưởng rằng lời giải của bài toán này nằm ở Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 6 năm 2020 và Chiến lược Phát triển kinh số và xã hội số mà Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt trong Quý 3 năm 2021. Chường trình yêu cầu chi khoảng 1-1,5% ngân sách hàng năm, để kích hoạt và dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế số và xã hội số. |
H.S (t/h)
Xem thêm: Chính phủ chỉ đạo hoàn thành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số trong tháng 8