Dấu ấn và bản lĩnh 3 vị chủ tịch ngân hàng quốc doanh trên sàn chứng khoán

15:57 | 11/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Vietcombank, Vietinbank sẽ có những vị chủ tịch mới trong thời gian sắp tới trong khi ông Phan Đức Tú vẫn miệt mài với công cuộc tái cơ cấu ở BIDV.

Ông Nghiêm Xuân Thành chia tay Vietcombank khi đưa ngân hàng lên vị trí số 1

Ông Nghiêm Xuân Thành, sau 8 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Vietcombank vừa chia tay ngân hàng, để nhận nhiệm vụ mới, làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. 

Với hơn 8 năm gắn bó với Vietcombank, những thay đổi của ngân hàng này gắn liền với hình ảnh của ông Nghiêm Xuân Thành. Bên cạnh sự bứt phá về lợi nhuận, quan điểm xuyên suốt rõ nét nhất dưới thời vị nguyên Chủ tịch HĐQT là thắt chặt rủi ro và phát triển bán lẻ. 

Từ năm 2014, lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ tăng 3 lần từ hơn 4.500 tỷ đồng lên 18.451 tỷ đồng trong năm 2020. Thay đổi rõ nét nhất bắt đầu từ năm 2017, khi lợi nhuận tăng 33% lên 9.061 tỷ đồng. Hai năm sau đó, ngân hàng tiếp tục tăng trưởng cao dao động 32-62%. Năm 2019, ngân hàng lần đầu lãi trước thuế vượt 1 tỷ USD. 

Một trong những định hướng tạo nên kết quả lợi nhuận ngân hàng là chiến lược mở rộng bán lẻ. Cho vay bán lẻ được nhận định là một trong những động lực chính trong tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong 4 năm, tỷ trọng mảng này tăng từ quanh 40% lên gần 54% vào cuối năm trước. 

Dấu ấn và bản lĩnh 3 vị chủ tịch ngân hàng quốc doanh trên sàn chứng khoán - ảnh 1

Ông Nghiêm Xuân Thành tại Đại hội cổ đông VCB năm 2021

Trong mục tiêu lợi nhuận 2 tỷ USD vào năm 2025 của Vietcombank, ban lãnh đạo xác định hoạt động bán lẻ sẽ đóng góp 50% cơ cấu. Mặt khác, các mảng về dịch vụ như bancassurance cũng được ngân hàng đẩy mạnh và ghi dấu ấn với thương vụ hợp tác độc quyền lớn nhất Việt Nam với FWD năm 2020. 

Tỷ lệ nợ xấu và bao phủ nợ xấu là hai chuyển biến lớn trong chất lượng tài sản của Vietcombank. Từ mức 2,4% năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm xuống còn quanh 0,8-0,9%, thuộc nhóm thấp nhất. Đồng thời, ngân hàng này cũng đẩy tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Dự phòng/nợ xấu (nhóm 1-3)) lên cao nhất hệ thống. Nếu năm 2012, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu gần 92%, đến cuối 2020, con số này lên tới 380%, cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. 

Tại phiên họp thường niên 2021, nguyên Chủ tịch Vietcombank nhấn mạnh kiểm soát rủi ro là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng. Các khoản nợ luôn phải được kiểm duyệt và dự phòng chặt chẽ. Ngân hàng sẽ không đánh đổi rủi ro để lấy tăng trưởng và lợi nhuận. Đây cũng là lý do để ngân hàng đi đến quyết định trích lập tất cả nợ xấu liên quan đến Covid-19 ngay trong năm nay, dù Ngân hàng Nhà nước cho phép giãn trích lập trong 3 năm. 

Trước khi ra đi, ông Nghiêm Xuân Thành đã dẫn dắt Vietcombank lên vị trí số 1 trên sàn chứng khoán cả về lợi nhuận và giá trị vốn hóa. Trong đó, giá trị vốn hóa của cổ phiếu VCB đạt 407.234 tỉ, vượt qua Vingroup và Vinhomes để trở thành doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam.

Ông Lê Đức Thọ chia tay Vietinbank khi ngân hàng có những thành quả vững chắc

Dưới thời Chủ tịch Lê Đức Thọ, VietinBank đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, "bài toán" tăng vốn được tháo gỡ, lấy lại vị trí ngân hàng nằm trong top đầu về lợi nhuận toàn ngành.

Hôm 3/7 vừa qua, ông Lê Đức Thọ đã nhận quyết định thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Thọ đã có gần 30 năm công tác tại VietinBank qua nhiều chức vụ từ Cán bộ phòng Tín dụng, Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng phòng Đầu tư,... tới Tổng Giám đốc và cuối cùng là Chủ tịch HĐQT. Đặc biệt, kể từ khi ông Thọ lên nắm ghế cao nhất của ngân hàng từ năm 2018, Vietinbank đã có những bước ngoặt lớn.

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ được tăng vốn, thì năm 2020, khi Chính phủ ban hành Nghị định 121 mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, "nút thắt" về vốn của các ngân hàng quốc doanh, trong đó có VietinBank đã được gỡ bỏ.

Chính phủ chấp thuận chủ trương cho các ngân hàng trong nhóm Big4 chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, đáp ứng các tiêu chuẩn mới về vốn (Basel II).

Tại VietinBank, vốn điều lệ đã nhiều năm không thay đổi, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) duy trì mức 9%, không cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8%. Tuy nhiên, dư nợ cho vay khách hàng lại có mức tăng trưởng bình quân tăng 15%/năm trong giai đoạn 2013 - 2020.

Tăng trưởng cho vay cao nhưng tăng trưởng về vốn điều lệ chưa tương xứng khiến ngân hàng gặp khó trong việc mở rộng tín dụng. Trong khi mức tăng trưởng cho vay từ năm 2013 - 2017 đạt từ 17 - 23%/năm thì từ giai đoạn năm 2018 trở đi, tăng trưởng cho vay chỉ đạt từ 8 - 9%/năm.

Hoạt động huy động tiền gửi cũng có xu hướng tương tự khi tốc độ tăng trưởng giảm từ trên 16%/năm giai đoạn trước xuống còn quanh 10%/năm từ sau năm 2018.

Tại VietinBank, vốn điều lệ đã nhiều năm không thay đổi, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) duy trì mức 9%, không cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8%. Tuy nhiên, dư nợ cho vay khách hàng lại có mức tăng trưởng bình quân tăng 15%/năm trong giai đoạn 2013 - 2020.

Tăng trưởng cho vay cao nhưng tăng trưởng về vốn điều lệ chưa tương xứng khiến ngân hàng gặp khó trong việc mở rộng tín dụng. Trong khi mức tăng trưởng cho vay từ năm 2013 - 2017 đạt từ 17 - 23%/năm thì từ giai đoạn năm 2018 trở đi, tăng trưởng cho vay chỉ đạt từ 8 - 9%/năm.

Hoạt động huy động tiền gửi cũng có xu hướng tương tự khi tốc độ tăng trưởng giảm từ trên 16%/năm giai đoạn trước xuống còn quanh 10%/năm từ sau năm 2018.

Ngày 8/7, VietinBank đã chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ thêm 10.824 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng. Đây là dấu mốc đáng nhớ của ngân hàng dưới thời Chủ tịch Lê Đức Thọ.

Dấu ấn và bản lĩnh 3 vị chủ tịch ngân hàng quốc doanh trên sàn chứng khoán - ảnh 2

Ông Lê Đức Thọ tại Đại hội cổ đông 2021

Trong suốt giai đoạn 2013 - 2020, tăng trưởng lợi nhuận bình quân của Vietinbank đạt hơn 16%/năm. Đặc biệt, năm 2019, lợi nhuận của ngân hàng đã tăng vọt 80% lên 11.781 tỷ đồng và đến năm 2020 tăng 45% lên 17.085 tỷ đồng, một lần nữa lấy lại vị trí ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai toàn ngành, sau Vietcombank. 

Chia sẻ với báo giới vào tháng 4 vừa qua, ông Thọ cho biết kết quả của hai năm vừa qua là "trái ngọt" của cả quá trình mấy năm tái cấu trúc.

Năm 2018, ngân hàng mới được phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời do phương án tăng vốn chưa được duyệt dẫn đến dự địa tăng trưởng tín dụng ngân hàng không có nhiều.

Vì vậy, VietinBank đã phải giảm quy mô tín dụng khoảng 34.300 tỷ đồng đồng, ảnh hưởng đến thu lãi ngân hàng, lợi nhuận giảm 24% xuống 6.559 tỷ đồng.

Dưới thời của Chủ tịch Lê Đức Thọ, VietinBank đã ký kết hợp đồng hợp tác độc quyền bảo hiểm với Manulife với thỏa thuận bán Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam cho Manulife.

Theo quan điểm của các chuyên gia VDSC, trong trường hợp thương vụ M&A giữa Manulife và Aviva Việt Nam được chấp thuận bởi Bộ Tài chính trong tháng 6 như ngân hàng kì vọng, VietinBank sẽ có khả năng ghi nhận khoản phí trả trước vốn sẽ đẩy tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Hiện tại, VietinBank vẫn kỳ vọng nhận được phê duyệt trễ nhất là đầu quý III.

Cùng với đó, với kỳ vọng biên lãi ròng (NIM) sẽ được duy trì ở mức cao từ nay đến cuối năm, tăng trưởng từ thu nhập dịch vụ, tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng và áp lực chi phí tín dụng được giảm xuống, VDSC dự báo lợi nhuận của VietinBank có thể đạt 24.802 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD) trong năm nay, tăng 45% so với năm 2020.

Không chỉ VDSC, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) hay FiinGroup cũng có chung dự báo con số lợi nhuận của VietinBank có thể đạt mức tỷ USD, ngang tầm với Vietcombank.

Ông Phan Đức Tú: Người đàn ông ngồi ‘ghế nóng’ Chủ tịch HĐQT BIDV từng bị bỏ trống suốt 2 năm

Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú sinh năm 1964, ngày 22 tháng 12. Quê quán tại Xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An. Ông sở hữu bằng Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.

Ông chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 2018. Cùng nằm trong Hội đồng quản trị còn có 10 Ủy viên và Ủy viên độc lập là ông Lê Ngọc Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Trần Thanh Vân, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng, ông Yoo Je Bong, ông Lê Kim Hòa, ông Trần Xuân Hoàng và ông Lê Việt Cường.

Dấu ấn và bản lĩnh 3 vị chủ tịch ngân hàng quốc doanh trên sàn chứng khoán - ảnh 3

Ông Phan Đức Tú

Vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đã bỏ trống gần 26 tháng kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ. Cùng thời điểm trở thành lãnh đạo cao nhất của BIDV, ông Phan Đức Tú cũng được cử làm người đại diện với 40% phần vốn Nhà nước tại BIDV bởi Ngân hàng Nhà nước và chuẩn y làm Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015 — 2020.

Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú sinh năm 1964, ngày 22 tháng 12. Quê quán tại Xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An. Ông sở hữu bằng Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.

Ông chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 2018. Cùng nằm trong Hội đồng quản trị còn có 10 Ủy viên và Ủy viên độc lập là ông Lê Ngọc Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Trần Thanh Vân, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng, ông Yoo Je Bong, ông Lê Kim Hòa, ông Trần Xuân Hoàng và ông Lê Việt Cường.

Vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đã bỏ trống gần 26 tháng kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ. Cùng thời điểm trở thành lãnh đạo cao nhất của BIDV, ông Phan Đức Tú cũng được cử làm người đại diện với 40% phần vốn Nhà nước tại BIDV bởi Ngân hàng Nhà nước và chuẩn y làm Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015 — 2020.

Tuy còn chịu tác động từ Covid-19 và yếu tố chu kỳ, kết quả tín dụng BIDV trong vòng hai tháng đầu năm 2021 chưa có nhiều tín hiệu khả quan nhưng ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 40%, tức là đạt 13.000 tỷ đồng, so với năm 2020. Các chỉ số tổng dư nợ tín dụng cũng sẽ tăng trưởng 10-12%, huy động vốn tăng trưởng dự kiến khoảng 12-15%.

Lãnh đạo của ngân hàng, ông Tú đặt mục tiêu này dựa trên cơ sở kinh tế phục hồi sẽ giúp thu nhập ròng từ lãi dự kiến tăng 19%, thu nhập ngoài lãi dự kiến tăng 14 – 16%; thu hồi nợ ngoại bảng đạt 8.000 tỷ đồng, tỷ lệ CASA dự kiến tăng từ 14% lên tối thiểu 16%.

Song Khánh (tổng hợp)