Đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam giảm gần 50%

15:43 | 31/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Những thông tin mới nhất liên quan tới thông tin đầu tư vào startup tại Việt Nam đã được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC-Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

Ngày 31/5, báo cáo do do quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ KH&ĐT phối hợp thực hiện đã đưa ra những nhận định chung về startup công nghệ Việt Nam. 

Theo đó, các cơ quan này nhận định rằng năm 2020 là một năm đầy thử thách, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều cơ hội với bối cảnh đầu tư đổi mới sáng tạo và công nghệ trên bình diện toàn cầu, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. 

Thách thức ở đây chính là sự sụt giảm về số tổng đầu tư vào startup công nghệ khi chỉ đạt 451 triệu USD, thấp hơn 48% so với năm 2019.

Lý do chủ yếu nằm ở sự thiếu vắng của các khoản đầu tư có trị giá đáng kể đã được các công ty lớn khép lại vào năm trước. 

Đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam giảm gần 50% - ảnh 1

Covid-19 đã ảnh hưởng phần nào đến khả năng gọi vốn của các công ty khởi nghiệp

Nhiều công ty sở hữu quỹ đầu tư mạo hiểm tại nước ngoài ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã rút về cố thủ vào tại các thị trường truyền thống khi dịch Covid-19 bùng phát. Dịch bệnh cũng cản trở sự di chuyển của các nhà đầu tư, họ không thể di chuyển sáng Việt Nam để khảo sát, đánh giá nên nhiều startup đã không gọi được vốn từ các thương vụ lớn. 

Trước dịch thì Việt Nam đã đứng thứ 2 về các khoản đầu tư vào startup trong khu vực, chỉ đứng sau Indonesia về hút vốn, trị giá 874 triệu USD và 126 thương vụ. 

Về giá trị thì có thể đi xuống nhưng số lượng các khoản đầu giảm không nhiều, chỉ 17% với 60 thương vụ vào thời điểm cuối năm và tương đương với cùng kỳ năm 2019. 

Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm nhẹ tại Việt Nam, rút vốn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Nhật Bản trong khi Hàn Quốc và Singapore vẫn hoạt động tích cực. 

Với xu thế giảm ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các quỹ nội địa hoặc các quỹ nước ngoài có nhân sự nội địa. 75% các startup đang được nâng đỡ bởi nhóm này. Khi khối đầu tư ngoại không thể tới làm việc trực tiếp thì họ có thể chốt thương vụ online hoặc đầu tư chung cùng với các quỹ nội địa. 

Bên cạnh đó, các quỹ nội địa có lợi thế rất lớn khi có thể gặp mặt trực tiếp startup và tham gia thẩm định chung với các quỹ nước ngoài và giúp doanh nghiệp nội địa có nguồn vốn trong thời gian đại dịch. Thậm chí tại Việt Nam đã có chương trình Shark Tank chuyên thu hút vốn đầu tư cho các công ty khởi nghiệp với phần lớn các nhà đầu tư từ nội địa đang gây được sự chú ý lớn trong thời gian qua. 

Nguồn vốn của cả hai quỹ nội và ngoại vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào các giai đoạn sớm trong vòng đời của startup – bao gồm Pre A , series A. Cả thị trường thì quy mô đầu tư quy mô giao dịch cho startup ở các giai đoạn Pre và Seria A đã giảm 50%, từ mức 3 triệu USD/giao dịch xuống còn 1,4 triệu USD/giao dịch.

Các thương vụ đầu tư vào giai đoạn sau (Series B, C) cũng giảm nhưng giá trị thương vụ vẫn giữ được giá trị trung bình có xu hướng tăng. 

Trong báo cáo, một số ngành đã nổi lên thu hút được vốn đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh đã tác động tới sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng đó là: HRTech (công nghệ nhân sự), PropTech (công nghệ bất động sản),  EdTech (công nghệ giáo dục), MedTech (công nghệ y tế), và SaaS (phần mềm dạng dịch vụ)...

H.S

Xem thêm: Gojek sáp nhập Tokopedia, lọt top 12 startup được định giá cao nhất thế giới với 18 tỷ USD