Điện gió muốn tăng gấp 6 lần công suất, giá điện sẽ giống như giá dầu?

09:23 | 16/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đề nghị tăng công suất đặt điện gió ngoài khơi tới năm 2030 lên đến 15.000 - 20.000 MW đã được Hiệp hội năng lượng điện gió trình lên Chính phủ.

Cụ thể, mức công suất đề nghị trên đã tăng đến hơn 6 lần so với mức 2.000 - 3.000 MW được quy định tại dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam thông tin, lời đề xuất trên là một trong những nội dung để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam. 

Vậy thì lý do gì khiến Hiệp hội lại muốn tăng công suất lên vượt mức quy hoạch nhiều lần như vậy?

Theo đó, điện gió ngoài khơi có rất nhiều ưu việt vì bờ biển Việt Nam có tốc độ gió lớn trên 10 m/giây và lượng gió quanh năm từ 5.000 giờ trở lên. Nếu lắp được tua bin lớn công suất trên 10 MW dự kiến sẽ ra được sản lượng điện hàng năm hàng tỉ kWh. Cùng với đó, theo Hiệp hội thì xu hướng đang lên trên thế giới chính là phát triển điện gió ngoài khơi. 

Điện gió muốn tăng gấp 6 lần công suất, giá điện sẽ giống như giá dầu? - ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo bà Liming Quiao, giám đốc của khu vực của GWEC - Hiệp hội điện gió toàn cầu thì thế mạnh của điện gió ngoài khơi là cho năng suất cao gấp đôi điện mặt trời, hơn hẳn điện gió trên bờ và ngang với điện khí.

Hiện suất đầu tư mỗi MWh điện gió ngoài khơi khoảng 83 USD, giảm hơn 4 lần trong vòng 10 năm tới nếu so với mức 255 USD/1 MWh năm 2010, về gần mốc giá dầu Brent hiện nay (hiện đang ở khoảng giá 73 USD/thùng). Mức giá này nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn giảm hơn nữa trong giai đoạn 2025, ở mức 58 USD nếu thị trường đạt tới công suất lắp đặt nhất định, ít nhất khoảng 5.000 MW. 

Với công nghệ mới đang được triển khai thì hiệu suất của điện gió ngoài khơi tăng thêm 2,5%/năm, do đó loại năng lượng này có thể chạy phụ tải nền với nguồn khá ổn định.

Được biết, tại hội thảo trực tuyến cuối tuần qua cũng về vấn đề liên quan, GWEC cũng đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương xem xét tăng tỷ trọng điện gió tại Quy hoạch điện VIII lên 10.000 MW thay vì chỉ 3.000 MW trong giai đoạn 10 năm sắp tới (2030) trong dự thảo đang thu thập ý kiến của Bộ, ngành trước khi trình Chính phủ duyệt. 

Bên cạnh đó, một vấn đề cũng được đem ra mổ xẻ đó chính là cơ chế ưu đãi về giá. Hiện tại Nhà nước đang áp dụng mức giá cố định (FIT) cho loại điện gió ngoài khơi và đất liền lần là  9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) và 8,5 cent một kWh (khoảng 1.927 đồng). Để được hưởng ưu đãi thì bắt buộc các nhà máy phải vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và áp dụng trong thời hạn 20 năm kể từ ngày đi vào hoạt động. 

Sau ngày này, cơ chế thay đổi. Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế đấu thầu  cho các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) sau ngày 31/10, bỏ đi giá FIT ưu đãi như trước.

Tuy nhiên, vấn đề này nhiều nhà đầu tư họ sẽ gặp khó nếu triển khai ngay bởi dự án ngoài biển vừa gặp khó khăn trong nghiệm thu lại chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên ảnh hưởng đến vận chuyển trang thiết bị, tua bin, cột tháp và các vật tư khác từ nước ngoài về Việt Nam. 

Do đó, GWEC kiến nghị rằng, trong trường hợp muốn từ bỏ chính sách giá cố định (FIT) trong vòng 2 năm thì Chính phủ có thể nghiên cứu thí điểm chính sách giá cố định cho 4.000 - 5.000 MW điện gió ngoài khơi, trước khi chuyển sang thực hiện cơ chế đấu thầu để đánh giá, rút kinh nghiệm vì bởi hiện chưa có dự án ngoài khơi nào đang được triển khai ở Việt Nam.

Làn sóng đầu tư vào điện gió hiện nay được bắt nguồn từ cơ chế ưu đãi và giá mua điện hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý hiện EVN vẫn đang mua điện của các dự án năng lượng tái tạo để bán cho các hộ tiêu dùng. Và là bán bù lỗ.

Trong trường hợp phát triển điện năng lượng tái tạo, gia tăng công suất, đương nhiên mua điện của EVN sẽ tăng cao và bù lỗ tăng tương ứng. Do đó, áp lực tăng giá bán điện là rất lớn. Vì vậy, việc cân đối phát triển nguồn phát với lộ trình tăng giá bán điện là cần thiết.  

H.S

Xem thêm: Lo bị quy hoạch điện VIII "bỏ rơi", Đăk Lăk đề nghị bổ sung gấp 3 lần công suất điện gió