Hòa Lạc lên thành phố: Những dự án hạ tầng nào làm cơ sở để đổi mới bộ mặt của khu vực này?

07:00 | 20/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đưa khu vực Hòa Lạc lên cấp thành phố trực thuộc của khu vực phía Tây nhằm hoàn thiện mô hình “Thành phố trong Thành phố”.

Xuất hiện đồng thời với dự định của chính quyền thành phố, rất nhiều các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau mọc lên sẽ nhanh chóng biến đổi bộ mặt nơi đây để đáp ứng kỳ vọng triển vọng phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong tương. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các dự án được kỳ vọng sẽ biến Hòa Lạc thành nơi thu hút các nhà đầu tư. 

Một số dự án giao thông - hạ tầng đầy tiềm năng có thể kể đến như: quy hoạch mở rộng tuyến quốc lộ 21, tổng chiều dài là 29,3 km, tốc độ thiết kế 80 km/h, sẽ đưa vào khai thác từ năm 2023, cùng việc bố trí các tuyến xe buýt đi lại giữa trung tâm thành phố và Hòa Lạc.

Quy hoạch đến 2030 và tầm nhìn 2050 sẽ xuất hiện nhiều tuyến đường nối trung tâm với đô thị vệ tinh như trục Tây Thăng Long, trục Hồ Tây - Ba Vì (đoạn Vành đai 4 đến Hòa Lạc)… Nhiều tuyến đường sắt được hình thành như Hòa Lạc - Văn Cao, Hòa Lạc - Sơn Tây, Hòa Lạc - Xuân Mai.

Dưới đây là loạt danh sách tên những dự án cơ sở giao thông hạ tầng sẽ định hình thành phố Hòa Lạc trong tương lai. 

Nâng cấp, cải tạo một loạt tuyến cao tốc, đường giao thông trọng điểm

Dự án quy hoạch mở rộng Quốc lộ 21 đoạn Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai có tổng chiều dài là 29,3 km, tiêu chuẩn đường trục chính đô thị với tốc độ thiết kế 80 km/h.

Dự án được chia là hai giai đoạn, giai đoạn 1A (triển khai năm 2016-2018) với quy mô 4 làn xe (24m), đưa vào khai thác từ năm 2019; giai đoạn 1B (từ năm 2019-2022) với quy mô 6 làn xe (44m), đưa vào khai thác từ năm 2023.

Gần nhất với Hòa Lạc phải nhắc đến tuyến cao tốc nối với Hòa Bình, có tổng chiều dài dự án gần 23 km, tổng vốn đầu tư 6,745 tỷ, tốc độ thiết kế 100 km/h. Đây là tuyến đường được kỳ vọng sẽ giúp liên thông giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc vô cùng thuận tiện, trong đó đoạn đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình dài 16 km và đoạn đi qua Tp.Hà Nội gần 7 km. Hiện tại, tuyến đường có quy mô hai làn xe.

Hiện dự án có 4 phương án đầu tư, trong đó, phương án 4 được đánh giá có tính khả thi cao. Phương án này có quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (có dự trữ quỹ đất để mở rộng đường bộ thành 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh và hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe, đồng thời xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai).

Hệ thống các tuyến đường chính đi qua khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Hà Nội đang có kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 nhiều dự án trong đó có cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình. Công trình theo quy hoạch dài khoảng 6,7 km, điểm đầu Km0 00 giao cao tốc Đại Lộ Thăng Long với quốc lộ 21, điểm cuối Km6 700 giao điểm đầu đường cao tốc Hà Nội - Hoà Bình. Đồng thời là dự định đầu tư vào  tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình nhằm phát triển mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía tây và tây nam, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía tây và kết nối với tuyến đường Hồ Chí Minh. 

Đây là 2 dự án giao thông quan trọng cho tương lai của thành phố. Đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 3.167 km, nối liền hai đầu Bắc Nam của nước Việt Nam, đi qua 30 tỉnh thành trong cả nước trong đó có Hòa Lạc. Tầm nhìn sau năm 2030, đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp trở thành cao tốc Bắc Nam nhánh Tây.

Trong khi đó, dự án Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, Hòa Lạc có thể dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố. Tuyến đường dài 29 km được thiết kế cho xe chạy với vận tốc từ 80 km/h đến 100 km/h, lưu lượng thông xe từ 1.500 đến 2.000 xe/ngày đêm với mức vốn đầu tư 7.527 tỷ đồng. Thành phố xác định dự án này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai dài hạn bởi là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối trực tiếp các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học ở khu vực Hòa Lạc đến Hà Nội. 

Ngoài ra không thể nhắc đến đô thị vệ tinh Hòa Lạc sẽ có tuyến đường trục Hồ Tây - Ba Vì cũng đi qua , đây là trục đường được kỳ vọng khi hình thành sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc tại nhiều "điểm đen" giao thông trên các con phố như Hoàng Công Chất, Quốc lộ 32, Phạm Văn Đồng...

Trục đường Hồ Tây - Ba Vì gần Hòa Lạc. Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Định hướng quy hoạch Trục Hồ Tây - Ba Vì là tuyến đường giao thông (đối ngoại, hướng tâm) gắn kết đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đô thị cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Đoạn trong khu vực đô thị trung tâm của tuyến đường trục Hồ Tây - Hòa Lạc - Ba Vì, khi đầu tư xong sẽ hỗ trợ trực tiếp cho việc phát huy hiệu quả kết nối loại hình giao thông đường bộ với đường sắt đô thị.

Tuyến Metro số 5 sẽ bắt đầu khởi công ngay trong năm 2022

Nhắc tới đường sắt, không thể không kể đến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc được UBND Hà Nội đề xuất thi công từ năm 2022, hoàn thành năm 2026, đây sẽ là tuyến đường sắt xuyên tâm, kết nối trung tâm thủ đô với các đô thị dọc đại lộ Thăng Long. Đại dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 65.404 tỷ đồng và chiều dài lên tới 38,43 km. Đây được coi là công trình đường sắt đô thị có chiều dài và quy mô vốn lớn nhất trong số 8 tuyến metro được quy hoạch triển khai tại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2030.

Ảnh minh họa

Nhà trức trách kỳ vọng tuyến metro 5 sau khi hoàn thiện sẽ là công cụ kết nối và trung chuyển hành khách với tuyến số 2,3,4,6,7,8 cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố.

Tất cả việc cải tạo các tuyến đường bộ, đường sắt là cơ sở quan trọng cho tầm hình hướng tới Siêu đô thị vệ tinh Hòa Lạc trong tương lai. Với quy mô lên tới hơn 17.000 ha, dự án sẽ mang vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của Thủ đô. Đây được định hướng là đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm tải cho đô thị trung tâm. Nhằm đáp ứng tiêu chí xây dựng phát triển đại đô thị thông minh trong tương lai, hàng loạt các tuyến đường tại Hòa Lạc đang được triển khai.

Theo các chuyên gia với sự xuất hiện của nhiều dự án và khu đô thị công nghệ cao trong tương lai thì chỉ khoảng 2-3 năm nữa, Hòa Lạc thu hút đầu tư và cuối cùng sẽ xuất hiện nhiều nhà máy. Một khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc đang được hình thành rõ nét hơn bao giờ hết nhờ tầm nhìn được quy hoạch đồng bộ chi tiết, cùng với sự thúc đẩy xây dựng và thu hút đầu tư của Chính phủ và Tp.Hà Nội vào phân khu công nghệ cao này. 

 

Hòa Lạc: Tình trạng sốt đất điên cuồng sẽ quay lại?

Khu vực này luôn là tâm điểm của tình trạng sốt đất mỗi khi có thông tin quy hoạch mới từ Chính phủ. Mới nhất là giữa năm 2020, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hoà Lạc, thị trường bất động sản tại đây lại được thổi giá nhộn nhịp trở lại.

Đặc biệt, vào tháng 3/2020 khi có thông tin tập đoàn lớn xin triển khai khu đô thị hàng trăm ha tại đây, thị trường bất động sản bỗng sốt đùng đùng tại xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất), nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến, đẩy giá đất lên cao gấp 3 - 4 lần. Tuy nhiên, một thứ chợt "vỡ" ra trong tuần sau khi chính quyền vào cuộc xác minh các đầu nậu, cò đất thổi giá đồng thời với thông tin rằng Tập đoàn lớn sẽ không đầu tư tại đây khiến giá đất ngay lập tức đã quay đầu giảm mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian để phát Hoà Lạc theo quy hoạch còn rất dài. Phải ít nhất 5 năm nữa, diện mạo siêu khu đô thi Hoà Lạc mới bắt đầu được định hình và đến năm 2030, thậm chí xa hơn, mới hiện diện đúng theo quy hoạch. Giá bất động sản theo đó có thể tăng  nhưng việc tăng giá mạnh như kỳ vọng của các nhà đầu tư chỉ là sốt nóng tức thời do thị trường bị đẩy giá bởi các đầu nậu, môi giới. 

Do đó, nhà đầu tư bất động sản tại Hoà Lạc cần có tầm nhìn dài hạn và sẵn túi vốn đầu tư dài hạn để đón đầu sự phát triển của siêu đô thị Hoà Lạc trong tương lai. Nếu xác định lướt sóng kiếm tiền tại Hòa Lạc thời điểm này rất mạo hiểm bởi hiện giá đất đã cao hơn rất nhiều bởi 3-4 cơn sốt cục bộ trong 3 năm gần đây.