Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt 600 tỷ USD

08:44 | 16/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2021 đạt 154 tỷ USD, vượt xa so với cùng kỳ năm 2020, nhiều khả năng, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 cả nước sẽ đạt mức 600 tỷ USD.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 vừa qua kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 30 tỷ USD, tăng 46.8% so với tháng 2. Lũy kế hết quý 1, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 78,4 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Ở chiều nhập khẩu, tháng 3 cũng ghi nhận kim ngạch đath 28,5 tỷ USD tăng trưởng ấn tượng tới 37,8% so với tháng 2.
 
Hết quý 1, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 75,6 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ.
 
Với kết quả trên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả quý 1 đạt 154 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 2,8 tỷ USD. Đáng chú ý, so với quý I/2020, kim ngạch trong quý đầu năm nay tăng thêm tới hơn 41 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng tới 36,6%.
 
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt 600 tỷ USD
 
Với kết quả quý 1, cộng với tốc độ tăng trưởng cao và quy luật những năm gần đây, nhiều khả năng năm 2021, cả nước sẽ cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu 600 tỷ USD.
 
Đáng chú ý, với những yếu tố tích cực từ thị trường cùng với những lợi thế mà Việt Nam sẽ có được thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021 sẽ đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 10% so với 2020.
 
Trong đó, xuất khẩu tôm được dự báo có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 4 đến 4,4 tỷ USD vào năm 2021. Ngoài ra, theo dự báo, quy mô thị trường tôm toàn cầu sẽ tăng lên 64,53 tỷ USD vào năm 2026 (năm 2020 là 48,7 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,8% trong giai đoạn 2021 - 2026.
 
Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2021, đại diện Bộ Công Thương cho biết, kể cả dịch bệnh có thể thuyên giảm thì tác động của COVID-19 vẫn sẽ còn lâu dài, ít nhất trong một vài năm nữa. Bên cạnh đó, yếu tố thị trường có thể cũng chưa trở lại, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố này và cũng không thể chủ quan mà vẫn phải tiếp tục sử dụng các công cụ mà chúng đã phát triển tốt hơn, ví dụ như sử dụng các kênh tiếp thị trên môi trường số.

Tuy nhiên, chúng ta đã có trong tay các hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường cơ bản, những thị trường lớn trên thế giới. Bây giờ các doanh nghiệp sẽ phải tổ chức sắp xếp lại để tìm hiểu cho kỹ và vận dụng được tốt hơn các lợi thế từ các hiệp định này. Còn các vấn đề về quản trị, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như các yếu tố về cải cách hành chính để hỗ trợ cho doanh nghiệp, đấy là những vấn đề về lâu dài chúng ta vẫn phải duy trì.
 
Đối với lĩnh vực về xuất nhập khẩu, hiện nay, Bộ Công Thương đang xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược mới về hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn sắp tới, vừa là để thay thế chiến lược 10 năm vừa qua, đồng thời cũng là xác định hướng đi mới trong bối cảnh thế giới đã có rất nhiều thay đổi như hiện nay.
 
 
Nguyễn Dung