Masan Group: Đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt

08:11 | 31/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Masan Group là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.
 

Giới thiệu chung về Tập đoàn Masan


Công ty cổ phần Tập đoàn Masan hay còn gọi là Masan Group. Đây là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.

Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh số 1 tại Việt Nam, Masan không ngừng phát triển trong suốt những năm vừa qua. 
 
Masan Group: Đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt - ảnh 1
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group)

Tháng 11/2004 Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.

MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group).

Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan nằm ở vị trí 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Doanh thu vào năm 2016 của Masan đạt được lên đến 43.298 tỷ đồng.
 

Masan Group - Quá trình hình thành nên thương hiệu hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam


Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập vào năm 1990. Đến năm 2001, khi đưa thương hiệu Masan Food về nước, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu Masan trên thị trường Việt.
 
Masan Group: Đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt - ảnh 2
Những sản phẩm của Masan Group

Tháng 11 năm 2004, Công ty CP Hàng Hải Masan (MSC) chính thức được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Đến tháng 7 năm 2009, MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP Tập đoàn Masan tăng số vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.

Tháng 8 năm 2009 , Công ty CP Tập đoàn Masan được đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group). Thời điểm này cái tên Masan vẫn còn rất ít tên tuổi trên thị trường Việt Nam. Đây cũng dấu mốc Masan chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
 
Thời điểm cuối năm 2012, Masan Group phát triển trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam. Mức doanh thu tại thời điểm năm 2012 đạt được 10.575 tỷ đồng gấp 16 lần so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng gấp 22,5 lần so với năm 2007.

Sau hơn 20 năm đầu tư phát triển, hiện nay công ty đã chiếm hơn 70% thị phần nước tương, gần 70% thị phần nước mắm, 40% thị phần cà phê hòa tan… Đặc biệt theo kết quả báo cáo của tổ chức Kantar World Pannel, tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.

Masan Group là một tập đoàn đa ngành với rất nhiều những công ty khác nhau được thành lập. Mỗi công ty con của Masan sẽ đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh mà Masan đang tiến hành đầu tư.
 
Masan Group: Đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt - ảnh 3
Cấu trúc Tập đoàn Masan

Chủ tịch tập đoàn Masan - Ông Nguyễn Đăng Quang


Nguyễn Đăng Quang sinh ngày 23/08/1963 quê gốc ở Quảng Trị, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời là tỷ phú USD tự thân người Việt.
 
Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch tập HĐQT ngân hàng Techcombank và là 1 trong 5 người có tên trong danh sách tỷ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes năm 2019 với tổng giá trị tài sản lên đến 1,2 tỷ USD.
 
Theo tạp chí Forbes, ông Quang khởi nghiệp từ việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại khu vực các nước Đông Âu. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.
 
Masan Group: Đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt - ảnh 4
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch tập đoàn Masan. Ảnh: Forbes Việt Nam
 
Sau một thời gian bán lẻ mì gói, ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất Masan với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Sau đó, ông mở rộng đầu tư sang mặt hàng đậu nành, cá và tương ớt và gặt hái được nhiều thành công.
 
Đến năm 2002, ông Quang quyết định đưa Masan trở về quê nhà, đồng thời, ra mắt nước tương Chin–su.
 
Tiếp đó, năm 2003 Masan lại cho ra đời thương hiệu nước mắm Chin-su được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
 
Xuất phát điểm từ bán lẻ mì gói, năm 2007, Masan chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này bằng việc ra mắt sản phẩm mì Omachi.
 
Dần dà, quá trình kinh doanh ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ giúp ông có một số vốn để về nước thành lập Tập đoàn Masan. Sau đó, ông tiếp tục cùng với tỷ phú Hồ Hùng Anh đầu tư vào Ngân hàng Techcombank.

Những chức vụ ông Nguyễn Đăng Quang đã và đang nắm giữ hiện nay gồm:

Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN)

Thành viên HĐQT Cty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH)

Thành viên HĐQT Cty CP Tài nguyên Masan (MSR)

Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Tổng Giám đốc Cty CP Masan

Chủ tịch HĐTV Cty khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo

Thành tích nổi bật của "gã khổng lồ" Masan


Bắt đầu từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất mỳ gói phục vụ cộng đồng người Việt tại Nga, Masan dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đăng Quang và các cộng sự ngày một phát triển lớn mạnh. Không sai khi nói rằng “Masan chính là đế chế hàng tiêu dùng số 1 tại Việt Nam hiện nay”.
 
Masan Group: Đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt - ảnh 5
Masan Group là đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô đang chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt

Năm 2015, tập đoàn Masan, với 10 ngàn nhân viên, đạt doanh thu thuần trên 30 ngàn tỷ đồng, mức tăng kỷ lục 90% so với năm trước đó. Giá trị thị trường của Masan Group ở mức 51 ngàn tỉ đồng, khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ tính tới trung tuần tháng 6/2016. 
 
Cụ thể, vào năm 2016, Masan đứng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đứng thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, đến năm 2018 doanh thu Masan Group đạt được ước tính lên đến 47.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017.
 
Nếu tính thương vụ góp vốn hồi tháng 1/2019, khi tập đoàn Singha của Thái Lan bỏ 650 triệu đô la Mỹ để sở hữu 14,3% cổ phần trong Masan Consumer Holdings và 33,3% của Masan Brewery, hai công ty thuộc Masan Group, thì chỉ riêng Masan Consumer đã được định giá 4,5 tỷ đô la Mỹ.
 
Mục tiêu của Masan trong năm 2020 đạt giá trị vốn hóa thị trường bằng 10% tổng giá trị quốc nội của Việt Nam, ước tính khoảng 20 tỷ USD.
 
Hải Yến