Nhờ sự tăng trưởng của mảng tiêu dùng bán lẻ và tiết kiệm được chi phí lãi vay, Masan báo lãi ròng quý III hơn 700 tỷ đồng, tăng gấp 14,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Sau 2 quý đi lùi liên tiếp, lợi nhuận quý II của Tập đoàn Masan (mã: MSN) bất ngờ tăng mạnh lên gần 950 tỷ đồng nhờ các mảng tiêu dùng cốt lõi đều tăng trưởng khả quan.
Ngày 6/12, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) công bố quỹ đầu tư tư nhân Bain Capital đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của tập đoàn, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào hồi tháng 10.
Gần đây, trên thị trường chứng khoán xuất hiện một số thông tin về việc Tập đoàn SK Group (Hàn Quốc) có thể thoái vốn và nhà đầu tư Bain Capital mới sẽ thực hiện hedging cho các giao dịch trái phiếu hoán đổi. Thông tin này đã khiến giá cổ phiếu MSN của Masan Group giảm sàn, xuống thấp nhất hai năm.
CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã: MCH) sẽ tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 45% - mức cổ tức từng được Công ty duy trì trong 5 năm liên tiếp từ 2016-2020.
Trong ngắn hạn, công ty chứng khoán SSI Research cho rằng mức tiêu thụ yếu sẽ tiếp tục kéo dài trong 1-2 quý tới sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN). Tuy nhiên mức sụt giảm sẽ thu hẹp hơn so với quý I/2023.
Trong báo cáo mới nhất của chứng khoán SSI Research, nhóm phân tích dự báo lạm phát tăng cao (có thể đạt đỉnh vào quý I/2023) sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng. Do đó, mảng tiêu dùng và bán lẻ của CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN) có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức và tập đoàn có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm trong nửa đầu năm 2023 trước khi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.