Mirae Asset: Những tiêu cực với ngành ngân hàng đang cải thiện, niềm tin với cổ phiếu 'vua' đang trở lại

Minh Quang 13:54 | 31/08/2023 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các nhà phân tích từ Mirae Asset cho rằng bất chấp kết quả kinh doanh không mấy khả quan, những yếu tố tiêu cực đối với ngành ngân hàng đang được cải thiện, từ đó thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư. Theo đó, chiến lược phù hợp với cổ phiếu ngân hàng trong bối cảnh hiện nay là mua và nắm giữ dài hạn.

Cổ phiếu ngân hàng phù hợp với chiến lược mua và nắm giữ dài hạn

Trong báo cáo ngành ngân hàng, các nhà phân tích của CTCP Chứng khoán Mirae Asset (MAS) cho rằng bất chấp kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong hai quý liên tiếp, cũng như các rủi ro tiềm tàng và triển vọng phục hồi chưa chắc chắn của thị trường bất động sản, nhà đầu tư đã bắt đầu thể hiện sự lạc quan hơn, đặt niềm tin và thị trường chứng khoán (TTCK) nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng.

Thanh khoản trên TTCK cải thiện là một minh chứng, cũng như chất xúc tác thúc đẩy giá cổ phiếu ngân hàng hay VN-Index phục hồi trong nửa đầu năm nay.

Theo Mirae Asset, rủi ro ngắn hạn quan trọng sẽ phát sinh từ sự đáo hạn của các lô trái phiếu cũng như chất lượng tài sản suy giảm. Các nhà phân tích tin rằng dù triển vọng vĩ mô chưa thực sự rõ ràng, nhưng những yếu tố tiêu cực đang dần suy yếu, nhường chỗ cho các chỉ báo tích cực. 

Do đó, cổ phiếu ngân hàng phù hợp với chiến lược mua và nắm giữ dài hạn, nhất là trong giai đoạn điều chỉnh của thị trường.

 

 

Các nhà phân tích duy trì quan điểm đầu tư theo hai hướng chính, trong đó, về ngắn hạn, ưu tiên các cổ phiếu ngân hàng có định giá tương đối hấp dẫn như (Techcombank -Mã:  TCB, MB - Mã: MBB và HDBank - Mã: HDB) hoặc những ngân hàng có động lực ngắn hạn (VPBank - Mã: VPB và Vietcombank - Mã: VCB).

Mirae Asset cho biết so với định giá lịch sử, nhóm ngân hàng này đã phục hồi tích cực từ mức đáy của tháng 10/2022, nhưng vẫn hấp dẫn hơn so với trung bình trong 5 năm, đặc biệt với nhóm các nhà băng tư nhân. 

Về trung và dài hạn, các nhà phân tích cho rằng nên ưu tiên những ngân hàng có chính sách kinh doanh thận trọng, ghi nhận kết quả bền vững qua nhiều năm như ACB và MB, với ROE (tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu) cao, định giá hấp dẫn. Ngoài ra, VIB như một lựa chọn tiềm năng với những danh mục đầu tư ưu tiên nhóm cổ phiếu tăng trưởng.

Những yếu tố tiêu cực đã trở nên ôn hòa hơn

Theo các chuyên gia phân tích, yếu tố chính quyết định đến triển vọng lợi nhuận của các nhà băng trong nửa sau của năm 2023, cũng 2024 là chất lượng tài sản. Theo đó, chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2023 do nợ xấu tăng mạnh, LLR giảm và các rủi ro liên quan liên quan trái phiếu.

Ngược lại, lãi suất dự kiến hạ nhiệt và tỷ giá ổn định có thể giúp các ngân hàng có thêm lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối và đầu tư trái phiếu.Mirae Asset cho rằng triển vọng đà tăng trưởng lợi nhuận là khá thấp ngân hàng là so với những năm trước, tuy nhiên rủi ro và các yếu tố tiêu cực cũng trở nên ôn hòa hơn.

Nguồn: Mirea Asset.

Về khả năng sinh lời,Mirae Asset dự báo biên lãi thuần (NIM) sẽ phục hồi trong những quý tới, tuy nhiên thời điểm cải thiện sẽ có độ trễ nhất định. Vào cuối quý II/2023, NIM trung bình của các ngân hàng niêm yết đã xuống mức 3,25%.

Tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu 2023 vẫn cách xa so với mục tiêu cả năm, nhưngMirae Asset cho rằng môi trường nới lỏng và các yếu tố hỗ trợ kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào cuối năm. 

Một số chỉ tiêu về chất lượng tài sản của các ngân hàng. (Ảnh: Mirae Asset).

Về tình hình thanh khoản,Mirae Asset cho biết tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của thị trường đang có xu hướng ổn định hoặc cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) lại có sự phân hóa trong nửa đầu năm 2023 và có thể tiếp tục đối mặt với áp lực giảm từ kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao cũng như nợ xấu gia tăng.

Các nhà phân tích cho biết chất lượng tài sản vẫn sẽ tiếp tục xu hướng suy giảm trong nửa cuối năm 2023, nhưng với tốc độ chậm lại. MAS kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ sớm đạt đỉnh vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sắp đáo hạn cũng là một yếu tố rủi ro cần được lưu tâm.

Trong nửa cuối năm 2023 sẽ có 212.000 tỷ đồng TPDN đáo hạn. Đơn vị trong biểu đồ: nghìn tỷ đồng. (Ảnh: Mirae Asset).