Ngành dệt may và những trăn trở trước thềm kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuy nhiên, các con số trên đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành dệt may nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung. Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế, cộng đồng doanh nhân tư nhân cùng hiến kế, chung tay xây dựng, phát triển nền kinh tế nước nhà bền vững trong bối cảnh thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên mới.
Tôi rất mong muốn Chính phủ có thêm các chính sách đặc thù để:
Xây dựng ngành công nghiệp thời trang vươn tầm quốc tế giai đoạn 2030-2045, trong đó: thay đổi chiến lược sản xuất từ “thời trang nhanh” sang “thời trang bền vững”; phát triển chuỗi, tăng liên kết vùng; tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ cao để tạo bước phát triển đột phá, mở ra một bước tiến mới trong quá trình sản xuất, marketing, định hình lại ngành thời trang tương lai;
Đặc biệt, hoạch định chiến lược phát triển các thương hiệu thời trang mang tầm thương hiệu quốc gia, có độ nhận diện cao, từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi từ nhận biết thương hiệu sang sử dụng thương hiệu, tạo vị thế vững chắc, “xuất khẩu” thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế.
Định hướng phát triển kinh tế ven sông, xây dựng các thể chế, chính sách phù hợp để cộng đồng doanh nghiệp có thể khai thác đúng mức, đúng tầm nguồn lực tài nguyên sông nước, đem lại tối đa lợi ích cho quốc gia.
Và quan trọng nhất, chính là kiện toàn các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo đòn bẩy để kinh tế tư nhân nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tôi tin tưởng sâu sắc: dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ dành cho đội ngũ doanh nhân tư nhân, các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ cống hiến hết mình vì một Việt Nam thịnh vượng.
Phạm Văn Việt
Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Công ty Việt Thắng Jean