Nhiều dự án điện gió có nguy cơ lỡ hẹn ưu đãi của Chính phủ

13:54 | 08/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Thống kê của EVN vừa chỉ ra loạt vấn đề đối với các dự án điện gió đang trong quá trình chạy đua cho kịp Quyết định 39 về ưu đãi giá bán điện.

Cụ thể, EVN cho biết tập đoàn đã ký hợp đồng mua bán điện với với 113 dự án điện gió có tổng công suất trên 6.000MW. Trong số mới chỉ có khoảng 10% (12 dự án) với công suất 1.500MW đã được vận hành thương mại. 

Có 87 dự án với tổng công suất gần 4.500MW đang chạy đua với thời gian để có thể theo kịp thời hạn trước ngày 1/11/2021 - để được hưởng giá bán điện ưu đãi 8,5 cent/kWh (khoảng 1.927 đồng) với điện gió trên đất liền và 9,8 cent/kWh (khoảng 2.223 đồng) với điện gió ngoài khơi theo quyết định 39 ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Dự kiến sẽ có khoảng 14 dự án chưa kịp vận hành trong năm 2021 cũng như trước khi thời hạn hưởng giá bán ưu đãi. Đó là các dự án tại các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre... đang gặp khó khăn bởi không thể vận chuyển vật tư, trang thiết bị. 

Nhiều dự án điện gió có nguy cơ lỡ hẹn ưu đãi của Chính phủ - ảnh 1

Vận chuyển đến Covid-19 khiến nhiều dự án không thể kịp hoàn thành

Theo thông tin từ một nhà đầu tư điện gió tỉnh Sóc Trăng, thời gian vừa qua nhiều dự án, thiết kế có đường kính kích thước cánh quạt lên tới 145m nên vận chuyển đã vướng phải khoảng không của đường dây điện, viễn thông… Ngoài ra còn phải tuân thủ về tải trọng nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.

Nhiều dự án các nhà thầu đã nhập khẩu thiết bị về tới cảng nhưng chưa thể đem về Sóc Trăng bằng đường bộ. 

Trong khi đó, loạt dự án tại Đồng Nai, Bạc Liêu đang vướng mắc khi gặp tình trạng các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam quản lý việc lắp đặt, vận hành các trụ điện gió phải cách ly y tế trong bối cảnh Covid-19 nên phần nào khiến tiến độ các dự án bị ảnh hưởng. Các tỉnh đã bước vào mùa mưa nên việc hoàn thành tiến độ cũng là một thách thức lớn. 

Bên cạnh đó, EVN cho biết tổng công suất đã phê duyệt quy hoạch khoảng 12.000MW, vẫn còn khoảng 4.600MW chưa đàm phán mua bán điện. Hiện tại vẫn còn chủ đầu tư đề nghị tiếp tục ký hợp đồng mua bán điện sau thời hạn quyết định 39. 

EVN nhận định rằng việc này có thể gây quá tải và thừa nguồn và xuất hiện vấn đề hợp đồng không có cơ sở pháp lý rõ ràng để ký.

Chính vì vậy, EVN đề nghị Bộ Công Thương vào cuộc tiến hành nghiệm thu, công nhận ngày vận hành thương mại đối với các dự án vận hành sau ngày quyết định 39 hết hiệu lực (1/11/2021) nhưng công trình đấu nối chưa hoàn thành, chỉ tiến hành đấu nối tạm. 

Những dự án thuộc nhóm vận hành sau quyết định 39 thì EVN "kiến nghị Bộ Công thương cho phép tạm thời không thực hiện các thử nghiệm liên quan và không huy động cho đến khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền".

H.S

Xem thêm: Nhiều dự án điện gió tại Đắk Nông gặp vướng, chủ đầu tư khúc mắc với dân, tỉnh... hỏi Bộ