Novaland dùng công ty con để bổ sung tài sản bảo đảm với ngân hàng MSB
NVL vừa công bố nghị quyết phê duyệt việc bổ sung tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của công ty đối với khoản vay 1.600 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được thông qua tại Nghị quyết 67 và Nghị quyết 68 đã được phê duyệt vào năm 2021.
Bên bảo đảm được bổ sung là Công ty TNHH Delta Valley - Bình Thuận và tài sản bảo đảm được bổ sung bao gồm quyền khai thác, quyền chuyển nhượng/bán, quyền cho thuê mượn, quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền hưởng lợi của một số sản phẩm tại Dự án Khu thương mại dịch vụ du lịch kết hợp nghỉ dưỡng số 4 (khu 6), Khu thương mại dịch vụ du lịch kết hợp nghỉ dưỡng số 5 (khu 7), Khu thương mại dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng số 6 (khu 8) và Khu thương mại dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng số 7 (khu 9) thuộc dự án Tổ hợp Khu du lịch Thung Lũng Đại Dương (NovaWorld Phan Thiet) do Delta Valley - Bình Thuận làm chủ đầu tư.
Trước đó vào ngày 15/6/2021, Novaland ban hành Nghị quyết 67 của HĐQT thông qua phương án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với số tiền vay tối đa 1.600 tỷ đồng.
Nghị quyết 68 của HĐQT được ban hành cùng ngày thông qua giao dịch bảo đảm cho nghĩa vụ của Novaland đối với khoản vay. Trong đó, NovaGroup và ông Bùi Thành Nhơn bảo đảm cho Novaland vay tối đa 1.600 tỷ đồng tại MSB. Tài sản bảo đảm bao gồm cổ phần Novaland thuộc sở hữu của NovaGroup và ông Bùi Thành Nhơn, cùng các tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm.
Gần đây nhất, Novaland công bố ngày chốt quyền để lấy ý kiến của cổ đông bằng văn bản về một số nội dung: Phát hành ESOP, tăng vốn, hoán đổi nợ, mua bán tài sản,...
- TIN LIÊN QUAN
-
Novaland: Chuyển đổi hình thức hỗ trợ, khách hàng sẽ không bị mất các quyền lợi 15/02/2023 - 18:12
Với sự hỗ trợ và tư vấn của nhiều đối tác tư vấn hàng đầu như EY- Parthenon, KPMG…, Novaland đang quyết liệt tiến hành tái cấu trúc toàn diện nhằm đưa ra những giải pháp cơ cấu tài chính phù hợp; đồng thời nỗ lực cùng các đối tác, nhà thầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án đang triển khai để bàn giao sản phẩm cho khách hàng cũng như tạo hàng trăm ngàn công ăn việc làm khi các công trình xây dựng và đưa vào vận hành khai thác.
Thông tin tại cuộc họp với nhà đầu tư gần nhất, ban lãnh đạo Novaland cho biết doanh nghiệp đang đàm phán với chủ nợ và trái chủ để cơ cấu lại lịch trả nợ, tập trung phát triển các dự án trọng điểm và cân nhắc khả năng bán bớt tài sản.
Thông tin mới được cập nhật tại báo cáo phân tích của CTCK Bản Việt (VCSC) sau buổi gặp gỡ nhà đầu tư của CTCP Đầu tư Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland) diễn ra vào ngày 10/02, Novaland đang làm việc với các đơn vị tư vấn tài chính để tiến hành kế hoạch tái cơ cấu toàn diện bao gồm: Đàm phán với chủ nợ và trái chủ để cơ cấu lại lịch trả nợ; Tập trung phát triển các dự án trọng điểm; Cân nhắc khả năng bán bớt tài sản.
Novaland nợ ngân hàng nào nhiều nhất?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 Novaland tại ngày 31/12/2022, nợ phải trả đạt 212.435 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm.
Trong năm 2022, Novaland đi vay tổng cộng 64.576 tỷ đồng, tăng khoảng 4.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó vay nợ ngắn hạn tăng 6.400 tỷ đồng (lên 25.500 tỷ đồng) và vay nợ dài hạn giảm khoảng 2.400 tỷ đồng (xuống 39.060 tỷ đồng).
Trong tổng nợ của Novaland, nợ ngân hàng 11.019 tỷ đồng, nợ phát hành trái phiếu 44.169 tỷ đồng và vay bên thứ ba là 10.079 tỷ đồng. Đối với các khoản vay ngân hàng, Novaland còn dư nợ gần 3.400 tỷ đồng vay ngắn hạn và hơn 7.600 tỷ đồng vay dài hạn.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội (mã: MBB) cho NVL vay 3.100 tỷ đồng nợ dài hạn và 150 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) có dư nợ dài hạn 1.956 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn 212 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) có dư nợ dài hạn 1.050 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn 500 tỷ đồng. Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) có dư nợ vay dài hạn hơn 337 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) còn dư nợ vay ngắn hạn hơn 205 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (Vietcombank, mã: VCB) có dư nợ ngắn hạn 157 tỷ đồng…
Ngoài ra còn khoản vay Credit Suisse AG chi nhánh Singapore hơn 1.900 tỷ đồng ngắn hạn; Vietnam Joint Stock Commercia hơn 474 tỷ đồng dài hạn; Maybank International Labuan Brach hơn 474 tỷ đồng, Deutsche lnvestitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH hơn 304 tỷ đồng, The Hongkong and Sanghai Bankong gần 190 tỷ đồng ngắn hạn…
Chủ tịch Novaland kiến nghị chọn Khu đô thị Aqua City để thí điểm tháo gỡ khó khăn
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản sáng 17/2, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) chia sẻ, sau 2 năm Covid-19 các doanh nghiệp đã bị bào mòn cộng thêm sự bất ổn của thế giới hay lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ra các đối sách và ngay lập tức tác động mạnh đến doanh nghiệp.
Lãnh đạo Novaland khẳng định trong giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tự vượt qua. Cụ thể, Novaland xin Thủ tướng khẩn cấp xem xét các kiến nghị xin Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên các nhóm nợ cho các dự án bất động sản 2-3 năm; Chỉ đạo tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án trên địa bàn cả nước.
Ông Nhơn đề xuất: "Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chọn Khu đô thị Aqua City ở Đồng Nai để Tổ công tác của Thủ tướng thí điểm tháo gỡ khó khăn và Novaland mong ước thời gian tháo gỡ trong 1 tháng. Đây là mấu chốt, là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay, nếu dự án này được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ các khó khăn của Novaland để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng...".
Chủ tịch HĐQT Novaland cho biết thêm, hiện, Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo các điều kiện tín dụng, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải tỏa khi Novaland hoàn thiện được một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1-2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động bình thường.