PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh: Người dân hoàn toàn yên tâm về chất lượng vaccine

17:23 | 14/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tại Việt Nam, khi vaccine được đưa về để sử dụng, đều có sự đồng ý của Bộ Y tế. Mỗi lô vaccine được đưa ra cho người dân sử dụng đều có giấy phép xuất xưởng của Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và Sinh phẩm y tế, cho nên chất lượng vaccine thì người dân có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo: "Tiêm vaccine là cần thiết và lợi ích của vaccine là cao hơn nhiều so với nguy cơ". Giống như nhiều dịch bệnh đã từng xảy ra trong quá khứ, vaccine luôn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hữu hiệu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vaccine phòng COVID-19 giúp phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2, còn giúp người được tiêm tránh khỏi nguy cơ bệnh chuyển nặng và phải nhập viện, cũng như giảm tỷ lệ tử vong nếu không may bị nhiễm bệnh.

Để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên cả nước, Bộ Y tế đã xây dựng một Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với phương châm chủ đạo và nhất quán: "Tiêm đến đâu an toàn đến đó", đảm bảo an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.

Nhiều thông tin sai lệch về việc tiêm chủng vaccxin.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thông tin trái chiều hiểu sai về việc tiêm chủng vaccxin. Tại chương trình truyền hình trực tuyến "Giải toả những lo lắng khi tiêm vaccine phòng COVID-19", PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã có những chia sẻ, giải đáp thắc mắc của người dân xung quanh các vấn đề liên quan đến vaccin và tiêm chủng vaccxees100-

-Hiện nay Việt Nam đang triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 với nhiều loại vaccine như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik-V...“Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”- Chúng ta cần phải hiểu như thế nào về khuyến cáo này thưa chuyên gia?

-Nguồn vaccine không có sẵn sàng cùng lúc. Tất cả các loại, nguồn cung vaccine không có sẵn do vậy với sự nỗ lực ngoại giao của Chính phủ, các loại vaccine nhập về đến đâu thì cung cấp cho tất cả các đơn vị tỉnh thành trong cả nước để triển khai tiêm chủng, hơn nữa thời gian bảo quản từng loại vaccine ngắn, do vậy có được loại vắc xin nào cần tiêm ngay, không nên chần chừ.

-Khi tiêm vaccine, điều mà nhiều người quan tâm nhất là phản ứng sau tiêm. Phản ứng sau tiêm vaccine có thể bao gồm những triệu chứng gì? Nguyên nhân của chúng là gì và có đáng lo ngại không?

-Hiện nay, sau một thời gian tiêm chủng mọi người đã yên tâm đi tiêm hơn rất nhiều. Trước đây, nhiều người thuộc đối tượng được tiêm vaccine nhưng không tiêm, việc trì hoãn tiêm do huyết áp cao, mạch nhanh rất đông. Tại điểm tiêm chủng, các bác sĩ phải tìm mọi cách để trấn an người tiêm giữ bình tĩnh không quá lo lắng nhưng tỷ lệ huyết áp tăng vẫn rất cao. Nhưng hiện nay tỷ lệ hoãn tiêm vaccine đã giảm rất nhiều.

Nỗi sợ của mọi người là phản ứng của vaccine. Phản ứng của vaccine gồm phản ứng tức thì (phản ứng phản vệ) và phản ứng sau tiêm.

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Phản ứng phản vệ thì cơ thể mỗi người khác nhau. Sau tiêm hay uống bất cứ một loại thuốc hay vitamin cũng cũng có thể gây phản vệ, do vậy tiêm vaccine cũng không nằm ngoài điều đó. Tỷ lệ sốc phản vệ do tiêm vaccine rất thấp, ở các điểm tiêm cũng có các loại thuốc để xử lý cấp cứu kịp thời ngay và các đội cấp cứu ngay sau đó. Tuy nhiên cũng có những phản ứng tức không phải do vaccine như hạ đường huyết do đói. Một số trường hợp tiêm xong bị ngất, kiểm tra đường huyết giảm do không ăn, để bụng đói trước khi tiêm.

Còn lại là phản ứng sau khi đưa vaccine vào trong cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nhận diện tạo ra kháng thể cho cơ thể để chống lại virus SARS-COV-2. Có thể có phản ứng đau tức nhẹ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, hơi đau đầu nhưng rất nhẹ trong vòng 24-48 giờ là hết. Sau tiêm uống nhiều nước, tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt. Không đắp bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm vì có thể gây nhiễm khuẩn vết tiêm.

Ngoài ra, nhiều nguời lo sợ tác dụng phụ của vaccine COVID-19 đến khả năng sinh sản của nam và nữ. Đặc biệt nam giới lo ngại về tin đồn nguy cơ ảnh hưởng tới “bản lĩnh đàn ông”. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của các thử nghiệm lâm sàng có phản ánh từ người tham gia nghiên cứu, chưa có trường hợp nào cho thấy tiêm vaccine ảnh hướng tới "bản lĩnh đàn ông".

-Chuyên gia có thể giải đáp những thay đổi khác liên quan tới đối tượng tiêm chủng như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền… được tiêm vaccine?

-Những người mắc bệnh mạn tính giai đoạn ổn định vẫn khuyến khích tiêm chủng vaccine. Vì tỷ lệ mắc ở những người này cũng như người bình thường nhưng khi mắc COVID-19 ở những đối tượng này có nguy cơ bị nặng hơn người khác. Do vậy khuyến khích tiêm vaccine ở đối tượng này.

Tuy nhiên nếu các bệnh nền đang ở giai đoạn cấp thì không nên tiêm mà chỉ tiêm ở giai đoạn ổn định. Khi đi tiêm cần mang sổ theo dõi khám bệnh để chứng minh cho bác sĩ biết bệnh đang ở gia đoạn ổn định.

Đối với phụ nữ mang thai, ở bất kỳ giai đoạn nào phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nhạy cảm, từng viên thuốc, thực phẩm cho đối tượng này cũng đều phải cân nhắc do vậy việc tiêm vaccine cũng cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị nặng khi mắc COVID-19, do vậy khuyên phụ nữ mang thai nên tiểm chủng. Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần trở lên để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, còn giai đoạn trước đó thai nhi đang hình thành các bộ phận cơ thể thì không nên tiêm…

WHO cũng khuyến cáo là hoàn toàn có thể tiêm chủng vaccine COVID-19 cho phụ nữ có thai, đảm bảo an toàn cho cả bà mẹ lẫn em bé. Chúng ta cứ yên tâm, tin tưởng vì đã được một hệ thống rất nhiều quốc gia, các nhà khoa học cũng như WHO, Bộ Y tế khuyến cáo về việc tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ có thai. Phụ nữ có thai mắc COVID-19 được nhận định có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn những người bình thường khác. Ở nhiều quốc gia phát triển, phụ nữ có thai được coi là nhóm đối tượng ưu tiên để được tiêm chủng, chủ động phòng chống dịch COVID-19.

-Chuyên gia có thể đưa ra một số hướng dẫn về việc trước khi đi tiêm cần chuẩn bị những gì về sức khỏe, chế độ sinh hoạt, về thuốc men cần chuẩn bị ra sao…?

-Việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cũng như tiêm chủng các vaccine khác, người dân khi đi tiêm chủng thì hết sức thoải mái, có chế độ ăn uống bình thường như các ngày khác, có giấc ngủ đầy đủ.

Về chuyên môn, chúng tôi có chia sẻ là nếu đến các điểm tiêm chủng, người dân nên báo cáo, chia sẻ thông tin cho bác sỹ khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật trước đây, tiền sử dị ứng và hoàn toàn yên tâm theo hướng dẫn các bác sĩ để tiêm chủng. Không nên hồi hộp, căng thẳng lo lắng quá về việc tiêm chủng khiến huyết áp bị tăng cao. Các vaccine COVID-19 được đưa vào tiêm chủng đều là những vaccine được tổ chức y tế thế giới kiểm duyệt và cho phép sử dụng khẩn cấp để đối phó với COVID-19. Đối với Việt Nam, khi vaccine được đưa về để sử dụng, đều có sự đồng ý của Bộ Y tế. Mỗi lô vaccine được đưa ra cho người dân sử dụng đều có giấy phép xuất xưởng của Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và Sinh phẩm y tế, cho nên chất lượng vaccine thì người dân có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng.

Về phản ứng sau khi tiêm, chúng tôi cũng có thông báo minh bạch tới người dân. Do đó, đừng quá lo lắng và đọc những thông tin lệch lạc, chưa đầy đủ, không chính xác trên mạng internet. Tôi xin nhấn mạnh là giữ tâm lý hết sức bình thường, ăn uống sinh hoạt như mọi ngày, không chủ động uống bất kỳ một loại thuốc gì theo lời khuyên hay thông tin trên mạng, dễ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

-Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một trong những mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng là đạt được miễn dịch cộng đồng. Vậy miễn dịch cộng đồng là gì? Liệu miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi mà virus SARS-CoV-2 liên tục biến thể? Và liệu vaccine có “theo kịp” được tốc độ biến thể của virus hay không?

 -Miễn dịch cộng đồng có nghĩa là trên một cộng đồng đó, người dân được bảo vệ, phòng chống bệnh nguy hiểm. Tuỳ từng loại bệnh, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), miễn dich cộng đồng phải đạt trên tỷ lệ trên 70% dân số cộng đồng, thì cộng đồng đó mới được bảo vệ, có nghĩa 70% dân số cộng đồng được tiêm chủng vaccine hoặc đạt miễn dịch tự nhiên.

Cụ thể, với virus SARS-CoV-2 càng đòi hỏi sự miễn dịch cộng đồng, nhằm ngăn chặn virus lây lan, bảo vệ từng cá thể trong quần thể trong bị mắc bệnh. Việt Nam đang nỗ lực rất lớn với nguồn cung vaccine đã được Bộ Y tế nỗ lực đặt mua hoặc được các chính phủ nước ngoài hỗ trợ, có gắng tiêm phủ được lớn, đạt miễn dịch cộng đồng. Chúng ta, cùng với sự quan tâm của Bộ Y tế, sự nỗ lực của Chính phủ, bản thân người dân cũng phải tham gia việc tiêm chủng sớm nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng.

-Trong Hướng dẫn tiêm chủng mới nhất của Bộ Y tế đã quy định không cần đo huyết áp cho tất cả người đi tiêm. Vì sao có sự thay đổi này?

-Để đảm bảo tốc độ tiêm chủng nhanh, do vậy giai đoạn đầu tiêm cần thận trọng xem có phản ứng phụ gì không, do vậy trước đây đo huyết áp để đảm bảo an toàn. Sau này do số lượng tiêm chủng đông do vậy, việc đo huyết áp không đảm bảo tiến độ và đảm bảo an toàn nhất là tại vùng dịch TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, Bộ Y tế điều chỉnh lại không cần đo huyết áp cho tất cả các đối tượng. Chỉ những những nhóm đối tượng cao tuổi, có bệnh lý nền mới cần phải kiểm tra.

-Chuyên gia cho biết tình hình tiêm chủng trên cả nước triển khai thế nào? Đặc biệt là tại các địa phương đang có số ca mắc nhiều. Người dân có thể tra cứu thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 ở đâu?

-Việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 hiện nay đã được thực hiên ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước. Chúng ta có rất nhiều đợt tiêm chủng vaccine và hầu hết các trạm y tế xã, phường đều triển khai tiêm vaccine cho người dân. Người dân có thể tiếp cận thông tin công tác tiêm chủng thông qua mạng lưới y tế cơ sở, cán bộ xã phường, cán bộ y tế cộng đồng, y tế các bản… Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hết sức minh bạch, hết sức kịp thời về vaccine để người dân sớm được tiêm chủng vaccine ngay khi được cấp vaccine.

Sau khi tiêm chủng, người dân muốn biết tình trạng tiêm chủng của mình được cập nhật thế nào thì có 2 cách tiếp cận: 1 là nhận thông tin ngay từ điểm tiêm chủng, cung cấp một phiếu xác nhận tiêm chủng cho người dân, một phiếu dặn dò theo dõi sức khoẻ sau khi tiêm chủng. Hầu hết các cơ sở đang thực hiện việc cập nhật thông tin tiêm chủng trên hồ sơ sức khoẻ điện tử. Tuy nhiên, tại một số địa phương trọng điểm chống dịch hoặc trong một thời gian nhất định, tốc độ tiêm chủng đòi hỏi rất lớn, để làm sao sớm cung cấp mũi tiêm chủng sớm cho người dân thì việc đăng tải thông tin lên hồ sơ sức khoẻ điện tử cũng thể bị muộn 1 chút. Chúng tôi đang khuyến khích, huy động nhân lực có thể cập nhật sớm tình trạng tiêm chủng của người dân để người dân có thể truy cập xem thông tin tiêm chủng của mình sớm nhất.

-Bên cạnh thông điệp 5K, vaccine đã dần trở thành một biện pháp hàng đầu phòng ngừa đại dịch. Xin hỏi PGS. Hồng, vì sao vaccine có vai trò quan trọng trong cuộc chiến với COVID-19? Và nếu không tiêm chủng phòng bệnh thì hậu quả sẽ thế nào?

-COVID-19 cũng như các bệnh do virus gây ra, một công cụ để phòng chống hữu hiệu là vaccine. Cùng với giải pháp 5K hiện tại mà Bộ Y tế đưa ra, cùng với các nghiên cứu khoa học cho ra các biện pháp chữa trị COVID-19 thì vaccine là giải pháp vô cùng đảm bảo được việc phòng bệnh chủ động. Khi chỉ nào tiêm chủng đạt được miễn dịch cộng đồng thì người dân mới được bảo vệ khỏi COVID-19, sớm được trở lại cuộc sống như ở các quốc gia đã đạt được độ tiêm chủng bao phủ rất cao.

 

Đã tiêm chủng hơn 29,3 triệu liều vaccine COVID-19

Theo dữ liệu trên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia cập nhật đến trưa ngày 13/9, cả nước đã tiêm chủng được hơn 29,3 triệu liều vaccine COVID-19, cao hơn hôm qua khoảng hơn 1 triệu liều (đến ngày 12/9  cả nước đã tiêm 28.213.392 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.157.067 liều, tiêm mũi 2 là 5.056.325 liều).

Về tiến độ tiêm vaccine theo thống kê từ Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, TP HCM đã thực hiện tất cả 7.899.206 mũi tiêm. Tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine đạt 113,39%. Thành phố cũng đã nhận được 8.731.224 liều vaccine COVID-19 do Bộ Y tế phân bổ, chiếm 27,1% số lượng của cả nước.

Tại Hà Nội, ngày 12/9, thành phố cũng tiêm được cho 573.829 người. Đây là ngày có số lượng người tiêm kỷ lục của Hà Nội từ khi thành phố bắt đầu tăng tốc độ bao phủ vaccine vào đầu tháng 9.

Cộng dồn tới 18h ngày 12/9, toàn TP. Hà Nội đã sử dụng 4.088.460 liều vaccine trong tổng số 4.591.476 liều được cấp, đạt tiến độ 89%.

Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 35 triệu liều vaccine COVID-19 từ các nguồn khác nhau, trong đó nhiều nhất là AstraZeneca.