Quốc hội chấp thuận phương án vay hơn 3 triệu trong 5 năm tới

06:40 | 29/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tổng mức vay 5 năm tới là hơn 3 triệu tỷ phục vụ các mục đích vay ngân sách Trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ cùng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 1,7 triệu tỷ.

Nghị quyết Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua trong sáng ngày 28/7. 

Mục tiêu trong giai đoạn sắp tới  tổng thu ngân sách nhà nước phải đạt khoảng 8,3 triệu tỉ đồng, gồm thu từ thuế, phí chiếm 13-14%; thu nội địa bình quân 85-86% tổng GDP.

Tổng chi ngân sách nhà nước ở mức 10,26 triệu tỉ đồng gồm hai phần chi đầu tư phát triển bình quân chiếm 28% (2,87 triệu tỉ đồng), còn lại là 62-63% chi thường xuyên. 

Điều chỉnh giảm tỷ lệ chi thường xuyên xuống khoảng 60% và bội chi ngân sách nhà nước cho cả giai đoạn bình quân 3,7% GDP, ngược lại phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư sẽ đạt khoảng 29%. 

Quốc hội chấp thuận phương án vay hơn 3 triệu trong 5 năm tới - ảnh 1

Ảnh minh họa

Với nghị quyết này, Quốc hội chấp thuận tổng mức vay trong giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách Trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. Còn tổng mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148 nghìn tỷ đồng. 

Vay với mức như vậy nhưng cũng phải đảm bảo nợ công ở ngưỡng an toàn với các mục tiêu: Trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP; trần nợ Chính phủ hàng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP; trần nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP.

Cơ quan thực hiện quyền lập pháp của Việt Nam đề nghị thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội để có giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công cũng như chấp hành nghiêm kỷ luật ngân sách.

Trước khi các đại biểu tiến hành biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình rõ: Việt Nam là quốc gia đang phát triển, không chỉ có nhu cầu vay nợ để tăng đầu tư mà còn phải dự phòng các tác động phức tạp của đại dịch COVID-19. 

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không hơn 25% tổng thu ngân sách Nhà nước. Việc trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

H.S

Xem thêm: Chính phủ sẽ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gần 400.000 tỷ đồng trong năm 2021