Quốc hội đề nghị báo cáo về nợ xấu `phải là số thực`
Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh Chính phủ cần quan tâm đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có nợ xấu để có thể đánh giá tổng quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng sau khi đã tiến hành thẩm tra sơ bộ.
Vấn đề đầu tiên hiện ra sau quá trình thẩm tra mà Thường trực nêu ra đó chính là phần lớn doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở cả đầu vào và đầu ra. Chưa thích ứng và không có phương án kinh doanh hiệu quả nên không đáp ứng được điều kiện vay vốn. Tuy mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả kích thích vay vốn để sản xuất, kinh doanh.
Các ngân hàng ghi nhận biên lãi ròng cao lịch sử, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thì đây là điều đáng khích lệ, tuy nhiên ông muốn Chính phủ chỉ đạo đánh giá rõ nguồn thu của các ngân hàng từ dịch vụ khác, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, thu hồi nợ xấu và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra rằng trong các báo cáo tài chính thì số liệu thực chất của nợ xấu chưa được phản ánh đầy đủ do các ngân hàng thực hiện quy định về giữ nguyên nhóm nợ, sắp xếp lại thời hạn trả nợ.
Trên thực tế, nhận định này đã được chứng minh là có cơ sở khi trong một cuộc trao đổi với Báo Đầu tư chứng khoán vào tháng 12 năm ngoái thì tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại phía Nam đã trả lời rằng: Sự "phình" NIM của nhiều tổ chức tín dụng là bởi lãi suất huy động giảm mạnh trong khi lãi suất cho vay giảm không tương xứng. Trong các văn bản, báo cáo thì nợ xấu không thể hiện đúng con số thực bởi được phép chuyển hoặc giữ nguyên nhóm nợ...
Từ đó, Thường trực đề nghị Chính phủ chú ý đến vấn đề này của các ngân hàng cũng như báo cáo rõ kết quả xử lý nợ xấu, tình hình nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và xu hướng gia tăng trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng có nhận định rằng, một trong những thách thức của nền kinh tế là nợ xấu ngân hàng đang xu hướng tiếp tục tăng.
Ngoài ra, người đứng đầu Quốc hội Việt Nam cũng nêu ra băn khoăn liên quan đến nợ xấu của BOT.
Ông cho biết, trong thời gian vừa qua rồi nợ xấu thuộc các gói tín dụng cho BOT tại tuyến quốc lộ 1A vượt mức 2%, nhưng vẫn còn thấp là bởi các "thủ thuật" cho cơ cấu lại nợ nhưng lại không chuyển nhóm nợ. Nếu tình hình nợ xấu vẫn tiếp tục căng thẳng thì phải "tính, tiền đâu để làm cái nọ, cái kia".
Chủ tịch Quốc hội tiếp tục chất vấn Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú về vấn đề năm tới BOT cho các đường cao tốc đến hơn 300.000 tỷ đồng thì tìm đâu ra nguồn tiền để đáp ứng? Trong khi ví dụ thực tế là đường Trung Lương - Mỹ Thuận đã phải "nhờ" tới 3 ngân hàng trong Big 4 gộp lại mới vay được 7.000 tỷ đồng để làm BOT.
Đây rõ ràng là điều cần phải tính toán khi mà người đứng đầu Quốc hội cho rằng nhiều cơ quan đang "vẽ" nhiều rất tiền, dù trên thực tế Nhà nước không có khả năng để cho vay.
Cuối cùng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu phải rất chú đến đến nợ xấu của BOT và muốn Ngân hàng nhà nước sớm công bố số liệu cụ thể về số vốn của các gói BOT.
H.S
Xem thêm: Nợ xấu có nguy cơ tăng cao khi dịch COVID-19 chưa được kiểm soát