Sân bay Điện Biên sẽ đóng cửa trong 6 tháng để mở rộng

Nguyễn Triệu 16:00 | 27/01/2023 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dự kiến, cuối tháng 3 này sân bay Điện Biên sẽ phải đóng cửa khoảng nửa năm để thi công mở rộng.

Theo thông tin từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, sân bay Điện Biên sẽ đóng cửa 6 - 7 tháng để triển khai thi công đầu tư, xây dựng mở rộng, Cụ thể, tháng 6 năm nay sẽ hoàn thành thi công giai đoạn 2 công trình hàng rào an ninh. Tháng 12 sẽ hoàn thành công trình đường cất hạ cánh (CHC), đường lăn, sân đỗ máy bay. Đối với công trình nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ, tháng 3/2023 hoàn thành lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng gói thầu số 30 “Thi công xây dựng nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ” và gói thầu 34 “Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ”. Tháng 4 tiến hành khởi công trước khi hoàn thành vào tháng 12/2023.

 Sân bay Điện Biên đang hoạt động. (Ảnh: VGP NEWS)

Liên quan đến các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, theo ACV, hiện tại, một số vị trí chưa thi công được do chưa giải phóng xong mặt bằng; một số vị trí khi thi công chặn đường dân sinh và hệ thống kênh mương tưới tiêu của dân nên người dân cản trở, không cho thi công. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ chung của dự án. Cùng đó, nguồn vật liệu cho thi công dự án (đất đắp, cát) hiện tại rất hạn chế, không đủ trữ lượng cho việc thi công dự án. Thủ tục cấp phép các mỏ vật liệu mới đòi hỏi phải có thời gian. Chính vì vậy cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Để đảm bảo tiến độ triển khai dự án theo kế hoạch, ACV kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên sớm hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như sớm hoàn thành các công trình phụ trợ phục vụ dân sinh (đường đi lại, hệ thống tưới tiêu), tránh để người dân cản trở việc thi công xây dựng công trình. Doanh nghiệp này cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có phương án bổ sung các nguồn vật liệu nhằm đảm bảo đủ trữ lượng, khả năng cung cấp cho dự án triển khai đúng tiến độ.

Cụ thể, theo ACV, hiện nay chỉ có thể khai thác đất đắp tại mỏ Cò Chạy. Tuy nhiên, công suất chỉ được khoảng 130.000m3/ năm so với khối lượng đất thông thường cần cho đường CHC, đường lăn, sân đỗ máy bay là khoảng 467.000m3 (trong đó riêng đất thông thường dành cho thi công đường cất hạ cánh, lề vật liệu khoảng 170.000m3” và dự kiến thi công trong khoảng 3 tháng, từ 23/01/2023 đến tháng 4/2023). Với cát tự nhiên (đặc biệt là cát dành cho bê tông xi măng), hiện chỉ có thể khai thác từ sông Nậm Rốn. Do vậy, ACV kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên đẩy nhanh thủ tục lựa chọn nhà thầu dự án Quản lý đa thiên tai sông Nậm Rốn, đảm bảo khi hoàn thành sẽ có nguồn cung cấp đủ cho thi công đường CHC, đường lăn, sân đỗ máy bay.

Liên quan đến các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, theo ACV, hiện tại, một số vị trí chưa thi công được do chưa giải phóng xong mặt bằng; một số vị trí khi thi công chặn đường dân sinh và hệ thống kênh mương tưới tiêu của dân nên người dân cản trở, không cho thi công. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ chung của dự án. Cùng đó, nguồn vật liệu cho thi công dự án (đất đắp, cát) hiện tại rất hạn chế, không đủ trữ lượng cho việc thi công dự án. Thủ tục cấp phép các mỏ vật liệu mới đòi hỏi phải có thời gian.

Chính vì vậy cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Để đảm bảo tiến độ triển khai dự án theo kế hoạch, ACV kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên sớm hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như sớm hoàn thành các công trình phụ trợ phục vụ dân sinh (đường đi lại, hệ thống tưới tiêu), tránh để người dân cản trở việc thi công xây dựng công trình. Doanh nghiệp này cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có phương án bổ sung các nguồn vật liệu nhằm đảm bảo đủ trữ lượng, khả năng cung cấp cho dự án triển khai đúng tiến độ.

Cụ thể, theo ACV, hiện nay chỉ có thể khai thác đất đắp tại mỏ Cò Chạy. Tuy nhiên, công suất chỉ được khoảng 130.000m3/ năm so với khối lượng đất thông thường cần cho đường CHC, đường lăn, sân đỗ máy bay là khoảng 467.000m3 (trong đó riêng đất thông thường dành cho thi công đường cất hạ cánh, lề vật liệu khoảng 170.000m3” và dự kiến thi công trong khoảng 3 tháng, từ 23/01/2023 đến tháng 4/2023). Với cát tự nhiên (đặc biệt là cát dành cho bê tông xi măng), hiện chỉ có thể khai thác từ sông Nậm Rốn. Do vậy, ACV kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên đẩy nhanh thủ tục lựa chọn nhà thầu dự án Quản lý đa thiên tai sông Nậm Rốn, đảm bảo khi hoàn thành sẽ có nguồn cung cấp đủ cho thi công đường CHC, đường lăn, sân đỗ máy bay.

 

Trước đó, tháng 9/2022, ACV chính thức khởi công đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay thuộc dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên.

Theo Quyết định số 470 của Thủ tướng Chính phủ, Cảng Hàng không Điện Biên được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng với quy mô đường cất hạ cánh dài 2400m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321.

Cùng đó, cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300 nghìn khách/năm lên 500 nghìn khách/năm; cải tạo, xây dựng mới các công trình phụ trợ, khu hàng không dân dụng đảm bảo đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.

Theo thống kê năm 2019, Điện Biên đón khoảng 845.000 lượt du khách, thời gian lưu trú khoảng 2,4 ngày, trong đó có khoảng 25.300 lượt hành khách đi bằng đường hàng không, (chiếm 3%), còn chủ yếu đi bằng đường bộ (97%). Phần lớn khách du lịch có quỹ thời gian hạn chế (2-3 ngày) sẽ không lựa chọn Điện Biên làm điểm đến bởi thời gian di chuyển đường bộ tương đối dài (chặng Hà Nội - Điện Biên đi ô tô cần khoảng 10-12 giờ).

Trong khi đó, sân bay này bị hạn chế về tĩnh không hai đầu đường cất/hạ cánh (vướng núi) nên hiện tại Cảng hàng không Điện Biên chỉ đảm bảo khai thác tàu bay ATR72 và tương đương vào ban ngày (trong điều kiện thời tiết cho phép).