Sinh viên Bách khoa Hà Nội hứng khởi cùng sự kiện “Dám khởi nghiệp để bứt phá”

17:09 | 15/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hội thảo “Dám khởi nghiệp để bứt phá” thu hút sinh viên của ĐH Bách khoa Hà Nội và sinh viên các trường khác, nơi các bạn đã được tiếp thu những kinh nghiệm quý báu, truyền cảm hứng để dám khởi nghiệp.
Hội thảo “Dám khởi nghiệp để bứt phá” thu hút sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội và sinh viên nhiều trường khác, nơi các bạn sinh viên đã được những người đi trước, những diễn giả chia sẻ các kinh nghiệm quý báu, truyền cảm hứng để dám khởi nghiệp, dám bứt phá nhưng phải có sự tính toán và hành động hợp lý. Sự kiện “Dám khởi nghiệp để bứt phá” tạo được sự hứng khởi cho các bạn sinh viên với 3 diễn giả rất đặc biệt cùng tham gia.

Sinh viên Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp cùng Tmore

Diễn giả đầu tiên là chị Nguyễn Hạnh Hoa – người có kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành F&B, đã từng start up qua nhiều mô hình từ café truyền thống đến café đá xay,... rồi đến mô hình trà sữa và các loại đồ ăn đường phố. Founder Nguyễn Hạnh Hoa đã sáng tạo mô hình Tiệm trà Tmore - thương hiệu trà chanh đầu tiên của Việt Nam đi theo định hướng: Nâng tầm đồ uống, đồ ăn đường phố Việt thành sản phẩm Thật - Tự nhiên - Chất dành cho giới trẻ. Chị còn sáng lập chuỗi bánh mì Bmore, nâng tầm bánh mì Việt Nam. Diễn giả thứ hai là chị Trần Thanh Huyền - CEO & Founder True Juice, một tác giả sách và là người truyền cảm hứng về sống khỏe. Ngoài ra còn có diễn giả Trần Lương Sơn, người từng là giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn có vốn 100% nước ngoài, sáng lập viên và tổng giám đốc hãng Vietsoftware, một diễn giả về khởi nghiệp rất được giới trẻ yêu mến.

Trong sự kiện, các diễn giả đã có những chia sẻ rất gần gũi, trực tiếp về những kinh nghiệm, bài học cả thành công và thất bại khi khởi nghiệp cho người trẻ. Những câu chuyện người thật việc thật, những khó khăn, “kinh nghiệm xương máu” là điều mà các bạn sinh viên đang rất cần và muốn lắng nghe.

Sinh viên Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp cùng Tmore

Chị Nguyễn Hạnh Hoa - founder của Tmore, bắt đầu khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên. Công việc đầu tiên của chị là mở một quán trà chanh nhỏ vỉa hè trên đường Lê Văn Hưu vào năm 2011. Lần đầu tiên kinh doanh, lúc đó không nghĩ ngợi nhiều, chỉ là muốn có nơi bạn bè tụ tập trò truyện; Hà Nội thời ấy văn hóa trà chanh vỉa hè sôi nổi nhất là các bạn trẻ đến các quán trà chanh trao đổi tâm sự. Chị đã bắt đầu khởi nghiệp từ quán trà chanh nhỏ như vậy. Chị founder trẻ khi ấy cũng có thời gian làm việc ở vị trí cao trong các công ty, nhưng với tính cách ưa dịch chuyển nên chị thấy công việc kinh doanh phù hợp hơn.

Năm 2014, chị Hạnh Hoa làm việc và kinh doanh tại căng tin trường đại học Công Đoàn, bán đồ ăn đồ uống, kiêm quản lý sân tennis. Hạnh Hoa cho biết mình làm việc 1,5 năm rồi dừng dù môi trường làm việc ổn định, công việc yêu thích. Chị nhận ra, đã 2 năm rồi mình không ra khỏi khuôn viên trường, công việc cứ bắt đầu vào 5 giờ sáng và kết thúc lúc 23 giờ đêm. Chị muốn tìm môi trường mới để tự do và thoải mái hơn.

Sinh viên Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp cùng Tmore

Để có một chuỗi lớn như bây giờ, nữ founder đã bắt đầu với những điều nhỏ nhất: “Tôi thấy để có nền tảng tốt trong công việc, nhất là kinh doanh, trước khi mở cửa hàng hay là làm chủ cố gắng làm từng bộ phận nhỏ trong dự án của mình. Có thể là thu ngân, giao đồ, làm bếp hoặc đôi khi làm người dọn bàn nhưng phải là người hiểu rõ nhất công việc của mình để sau này có thể mở một thương hiệu của riêng mình."

"Cơ duyên của chuỗi trà chanh Tmore bắt đầu từ thời gian năm 2017, tôi có mở một cửa hàng trà sữa tại thành phố Bắc Ninh. Ở đó có một dãy phố trà chanh. Tôi nảy ra ý định muốn đem một cái gì đó mới mẻ về đồ uống đã thân thuộc nhưng nâng tầm nó lên, tạo ra không gian cho giới trẻ. Trà chanh là đồ uống không ổn định về hương vị, tôi muốn tạo ra quy chuẩn pha 1000 cốc trà chanh như một, mỗi khi khách hàng đến đều không thấy vị bị thay đổi. Đó là cơ duyên tôi mở quán đầu tiên: Tmore - Tiệm trà chanh. Tôi đã phải mất 6 tháng hoàn thiện quy trình. Đến tháng 3/2019, tôi quyết định nhượng quyền dù thời điểm đó, nhượng quyền đồ uống không phổ biến như bây giờ. Tôi nghĩ đơn thuần là muốn nhân rộng mô hình không gian và khách hàng được dùng sản phẩm với một mức giá dễ chịu. Đến nay Tmore đã có hơn 180 cơ sở nhượng quyền tại 32 tỉnh thành trên cả nước”.

Chị Hạnh Hoa chia sẻ với những bạn sinh viên đang có ý định khởi nghiệp, bắt đầu một điều gì đó cho riêng mình: “Thành công hay thất bại là phạm trù rất rộng. Chỉ cần mỗi ngày bạn làm được công việc mình yêu thích thì đã là thành công rồi. Dám không chỉ là dám làm mà dám từ bỏ những thứ mà người bình thường không dám...

Sinh viên Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp cùng Tmore

Các doanh nghiệp start up muốn đi vững cần phải xây dựng được đội ngũ tốt - họ là người giúp doanh nghiệp đi xa và dài hơn. Bản thân một người không đi được. Khởi nghiệp lúc đầu nhiều năng lượng, nhưng khó khăn đến bạn sẽ sụp, có sự hỗ trợ lẫn nhau là cái rất quan trọng."

Chị Hoa nói với các bạn sinh viên rằng đam mê luôn là động lực: “Tôi đam mê phục vụ tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Tmore đầu tiên mở ra để muốn giúp mọi người thưởng thức trà chanh với không gian tốt hơn. Với thương hiệu mới Bmore là sản phẩm bánh mì, cái tôi hướng tới là nâng tầm thưởng thức bánh mì Việt nam, chú trọng đến chất lượng và giá trị sáng tạo trong sản phẩm. Chỉ khi nào bạn làm việc với đam mê thì bạn mới đủ động lực biến cái gì đó thành hiện thực."

Sinh viên Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp cùng Tmore

Những chia sẻ từ Founder Tmore Nguyễn Hạnh Hoa thực sự rất bổ ích cho các bạn trẻ, những sinh viên đang tràn đầy nhiệt huyết nhưng thiếu đi những bài học kinh nghiệm, những trải nghiệm từ thực tế. Những sự kiện, những buổi chia sẻ hữu ích về khởi nghiệp được tổ chức sẽ góp phần tạo ra được cộng đồng start up chất lượng hơn, góp phần thúc đẩy được sự thành công cho những dự định dám nghĩ dám làm của giới trẻ.