Slovakia và Hungary phản đối lệnh trừng phạt năng lượng với Nga
Quan chức 2 nước nói rằng quốc gia họ hiện phụ thuộc vào những nguồn cung cấp của Nga và không có giải pháp thay thế ngay lập tức.
Cơ quan hành pháp của EU, Ủy ban châu Âu đã soạn thảo các đề xuất mới về các biện pháp trừng phạt, có thể bao gồm lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu mỏ của Nga. Các nước thành viên EU sẽ bắt đầu thảo luận về các điều khoản này vào ngày 4/5, nhưng có thể mất vài ngày trước khi các biện pháp có hiệu lực.
Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik cho biết việc thay đổi công nghệ tại Slovnaft - nhà máy lọc dầu duy nhất của nước này, có thể sẽ mất vài năm. Nhà máy không thể chuyển ngay từ dầu thô của Nga sang một loại dầu khác ngay lập tức.
Ông Sulik nói: “Vì vậy, chúng tôi sẽ kiên quyết yêu cầu cấm vận, chắc chắn là như vậy.
Slovakia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào dầu Nga thông qua đường ống Druzhba từ thời Liên Xô. Trong khi đó, Hungary cũng ở thế lệ thuộc Nga về năng lượng. 85% khí đốt của Hungary và hơn 60% dầu của nước này đến từ Nga. Mặc dù Đức, một nhà nhập khẩu năng lượng lớn khác, cho biết họ có thể xoay xở được nếu EU cấm dầu của Nga, nhưng các quan chức vẫn lưu ý rằng "đó là một gánh nặng mà nền kinh tế phải chịu đựng."
Tương tự, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết nước này sẽ không bỏ phiếu cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào cản trở việc vận chuyển khí đốt tự nhiên hoặc dầu từ Nga đến Hungary. “Nguồn cung cấp năng lượng của Hungary không thể bị đe dọa. Không ai có thể khiến người Hungary trả giá cho cuộc chiến ở Ukraine,” Szijjarto nói hôm 4/5 tại Kazakhstan. “Hungary và nền kinh tế của nước này không thể hoạt động nếu không có dầu của Nga”, ông nhấn mạnh.
Bất chấp sự bất đồng giữa các thành viên EU về các biện pháp trừng phạt năng lượng mới, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã tuyên bố sẽ "phá vỡ cỗ máy chiến tranh của Nga" bằng cách đẩy các nước tại khu vực thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.
Tuần trước, Nga đã cắt khí đốt tự nhiên cho Bulgaria và Ba Lan do 2 nước này không chấp nhận yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble.
Khối đang chạy đua để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế cho năng lượng của Nga, ưu tiên nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ các nước bao gồm các nhà sản xuất lớn như Algeria, Qatar và Mỹ. Cùng với đó, các cơ sở sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang được xây dựng ở phía bắc Hy Lạp. Cảng Alexandroupolis của Hy Lạp, một nhà ga nhập khẩu LNG sẽ đi vào hoạt động trong năm tới, đảm bảo cung cấp khí đốt cho Hy Lạp, Bulgaria, Bắc Macedonia, Serbia và các nước khác trong khu vực.
Nhà ga LNG được thiết kế để xử lý khoảng 6 tỷ mét khối khí hàng năm, đảm bảo nguồn cung cấp ngoài Nga cho khu vực vào năm 2020 với đường ống xuyên Adriatic chạy từ Azerbaijan đến Ý.
Ngoài ra, một đường ống kết nối toàn bộ mạng lưới khí đốt của Hy Lạp và Bulgaria sẽ được khởi động vào tháng tới.
Nguồn LNG đến bằng tàu ngày càng trở nên quan trọng khi các nước EU tìm cách rời bỏ nguồn cung cấp của Nga. “Đây không chỉ là một dự án năng lượng. Nó sẽ thay đổi bản đồ năng lượng của châu Âu”, Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov, Thủ tướng Bắc Macedonian Dimitar Kovachevski.