Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 201 về thí điểm cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội và có thể coi là một nghị quyết mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển phân khúc nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp này.
Thị trường nhà ở Hà Nội đang trải qua cơn sốt giá khi các căn hộ chung cư không ngừng tăng, kéo theo cuộc tăng phi mã của cả nhà ở xã hội. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở xã hội đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà; nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6/2025.
Sau nhiều năm loay hoay giữa thể chế chồng chéo và thủ tục hành chính, việc phát triển nhà ở xã hội đang bước vào giai đoạn “mở khóa”. Với hàng loạt cơ chế đặc thù mang tính đột phá như thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, mở rộng đối tượng thụ hưởng, cắt giảm ít nhất 350 ngày thủ tục hành chính,... chương trình nhà ở xã hội đang được kỳ vọng bứt tốc.
Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương về phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trong khi một số tỉnh thành đã bứt tốc và có khả năng vượt kế hoạch, thì nhiều địa phương khác vẫn "giậm chân tại chỗ".
Chiều 29/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NOXH) với tỷ lệ 96,44% (461/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành).
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang rất quan tâm đến các cơ chế, luật định về phát triển nhà ở xã hội, nhất là ưu tiên nhà cho thuê và cải cách thủ tục. Tuy vậy, để chính sách thực sự hiệu quả, cần minh bạch khâu xét duyệt, bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư và tiếp cận theo cơ chế thị trường.