Do lo ngại xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas có nguy cơ leo thang, đẩy khu vực Trung Đông nhiều dầu mỏ vào tình trạng bất ổn hơn nữa, thị trường năng lượng và tiền tệ trên thế giới đã có những biến động mạnh mẽ.
Giá dầu thế giới chốt phiên cuối tuần tăng, khép lại tuần qua với mức tăng nhẹ, sau quyết định được đưa ra một ngày trước đó của Nga về việc tạm thời cấm xuất dầu dầu diesel và xăng.
Giá dầu tại châu Á ổn định trong phiên chiều 4/9 trước những đồn đoán rằng các nước sản xuất dầu lớn sẽ duy trì nguồn cung thắt chặt, giữa lúc ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng này.
Nhà phân tích tại Ngân hàng Commonwealth của Australia tin rằng giá dầu Brent sẽ tăng lên 85 USD/thùng vào quý 4 năm 2023, bất chấp nhu cầu về dầu của Trung Quốc phục hồi yếu.
Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 15/2 tới theo hình thức trực tuyến. Nếu diễn ra, đây sẽ là hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng đầu tiên IEA triệu tập trong những năm gần đây.
Năm 2022, thị trường dầu mỏ thế giới đã trải qua nhiều biến động về giá cả và nguồn cung. Triển vọng cho năm nay tồn tại song song hai mặt, nhìn chung một số chuyên gia duy trì đánh giá tích cực về các yếu tố hỗ trợ giá dầu.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 2/2023 giảm xuống còn 76,93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York; trong khi giá dầu Brent giảm còn 82,1 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE London.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia LB Nga Dmitry Medvedev ngày 26/12 đã công bố "dự báo tương lai" năm 2023, theo đó chỉ ra rằng trong năm tới, giá dầu có thể tăng lên mức 150 USD/thùng trong khi giá khí đốt ở mức 5.000 USD/1.000 m3.
Ngân hàng Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo giá dầu cho năm 2023, đồng thời cho hay thị trường sẽ thặng dư vào đầu năm tới, giảm bớt những rủi ro tăng giá trong mùa Đông.