Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm nay, xuất khẩu gạo đạt gần 7,8 triệu tấn, tương ứng 4,4 tỷ USD, tăng 16% về lượng và tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân giá gạo xuất khẩu khoảng 569 USD/tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Những tháng cuối năm 2022, biến đổi khí hậu gây nên thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng và năng suất lúa gạo, thêm vào đó, một quốc gia xuất khẩu quan trọng là Pakistan cũng vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử làm ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn cung. Trong khi đó, điều kiện sản xuất lương thực của Việt Nam thời gian qua tương đối thuận lợi và có sản lượng dồi dào. Cục diện đó cho thấy, trong những tháng cuối năm và cả năm 2023, đầu ra của sản phẩm gạo Việt Nam vẫn rất lạc quan, cùng với đó là triển vọng tăng giá trong những năm tới.
Sản xuất, xuất khẩu gạo đang có điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên chi phí sản xuất cao, chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ chưa thật sự bền vững là những bài toán cần giải quyết để nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp. Đây là nội dung được các đại biểu chia sẻ tại “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long" do Tổ điều hành Diễn đàn kết nối thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ngày 19/11.
Giá lương thực đã liên tục tăng trong vài tháng qua. Theo phân tích của một số chuyên gia theo dõi ngành, lúa gạo, lương thực chính ở phần lớn châu Á, có thể là mặt hàng tiếp theo đứng trước sức ép tăng giá.
Để doanh nghiệp có thể tiếp tục thu mua lúa cho nông dân và xuất khẩu những đơn hàng đã ký kết cần sớm có những biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khan trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng nổ như hiện nay.
Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) cho biết, bất cứ bên nào liên quan đến nhãn hiệu gạo ST25 đều có thể gửi thông báo phản đối, hoặc làm đơn gia hạn phản đối cho Ban khiếu nại và xét xử nhãn hiệu của USPTO
Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, trong tháng 4 năm 2021, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,89 triệu tấn, trị giá 1,01 tỷ USD giảm 10,8% về lượng nhưng tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.