Tưởng chừng là nghịch lý nhưng câu chuyện trên lại đang diễn ra với ngành phân bón khi không chịu thuế VAT các doanh nghiệp còn thiệt hại hơn là chịu thuế VAT ở mức 5%.
Giá phân bón trong nước đi lên theo giá thế giới khi nhu cầu gia tăng và nguồn cung bị thu hẹp đang là những động lực thúc đẩy sự phục hồi cho các doanh nghiệp ngành trong năm 2024.
Với thực tế là tổng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến ngành phân bón chiếm khoảng 2,5%, việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp để vừa giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang được ngành phân bón tập trung triển khai. Đây cũng là hướng đi phù hợp góp phần đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam với thế giới.
Trước sự sụt giảm đơn hàng cùng những diễn biến khó lường của tình hình kinh tế thế giới, hàng loạt doanh nghiệp phân bón đã đặt kế hoạch thận trọng trong năm nay, sau một năm 2022 với những con số "kỷ lục".
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 công bố ngày 11/3, CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (mã: PCE) dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ngược chiều nhau.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, đa phần các doanh nghiệp ngành phân bón đều ghi nhận kết quả ấn tượng với doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay, thậm chí bằng nhiều năm trước cộng lại. Bước sang năm 2023, các doanh nghiệp phân bón có thể đối mặt với áp lực tăng trưởng âm trong năm 2023 do nguồn cung dư thừa, giá ure giảm nhanh hơn nguyên liệu.
Theo nhận định mới nhất của Chứng khoán VNDirect, nhóm này dự báo trong năm 2023, giá phân bón sẽ giảm do một số nguyên nhân. Điều này nhiều khả năng gây tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
VDSC đánh giá doanh nghiệp ngành phân bón sẽ không thể giữ vững phong độ như năm 2021 khi từ 2022 giá cả hàng hóa, cũng như các yếu tố hỗ trợ đà tăng phân bón không còn hiện hữu.