Nợ xấu có thể đã đạt đỉnh vào quý II năm nay, song áp lực nợ xấu có thể vẫn còn khi nền kinh tế phục hồi còn chậm và ảnh hưởng từ thị trường bất động sản.
Trong số 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2024, có tới 24 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng. Có nhiều nhà băng ghi nhận mức tăng nợ xấu trên cả 50% so với cuối năm trước.
Sau hai quý đầu năm, phần lớn ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm. "Ông lớn" Vietcombank vẫn tiếp tục giữ vị trí quán quân với tỷ lệ nợ xấu ở mức 212%, gấp 2,5 lần trung bình ngành.
Vietcombank, Techcombank và ACB là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất vào cuối quý II. Bac A Bank, ngân hàng từng duy trì vị trí nợ xấu thấp nhất trong nhiều quý đã tụt xuống hạng 4.
Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng đang có xu hướng tăng cao, trong khi việc xử lý, thu hồi nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đây là nội dung Tọa đàm Xử lý nợ xấu: Thực trạng và giải pháp, do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 2/8.
Măc dù chất lượng tài sản của ngân hàng tiếp tục suy giảm trong quý I/2024, VIS Rating dự báo rằng lợi nhuận sẽ tăng trong năm 2024 do chi phí tín dụng thấp hơn và biên lợi nhuận cải thiện, giúp củng cố bộ đệm rủi ro.
Theo nhóm phân tích ACBS, bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng quý I/2024 phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận trong tương lai còn gặp khó, đặc biệt khi lãi suất huy động có khả năng tăng nhẹ trở lại từ cuối quý II. Đáng chú ý, một lớp nợ xấu mới đang có xu hướng hình thành
Các ông lớn ngân hàng đang rao bán hàng trăm tỷ đồng nợ xấu của các doanh nghiệp thép. Có những khoản nợ đã được rao bán hàng chục lần trong nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm được người mua.
Số liệu từ NHNN cho biết tính đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn đã lên tới 6,16% trên tổng dư nợ.