Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 11/4 đưa ra dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,8% trong năm 2023, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 vừa qua.
Theo TTXVN, trang tin Moderndiplomacy.eu có trụ sở tại châu Âu vừa đăng bài phân tích của Giáo sư Pankaj Jha, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh (Đại học toàn cầu Jindal, Ấn Độ) về “Thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam sau đại dịch Covid-19”.
Theo Báo cáo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở châu Á để tăng năng suất” vừa được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố sáng 10/1 tại Hà Nội, châu Á là khu vực có tốc độ chuyển đổi số ấn tượng. Là 1 quốc gia trong khu vực, Việt Nam được nhận định còn nhiều dư địa để chuyển đổi số.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết IMF dự kiến sẽ không hạ dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2023, với lí do những lo ngại về việc giá dầu tăng đột biến đã không xảy ra và thị trường lao động vẫn mạnh.
IMF cảnh báo châu Âu sẽ phải đối mặt với một mùa Đông gian khó và tình trạng này thậm chí nghiêm trọng hơn vào mùa lạnh năm tới khi EU tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.
Ngày 14/9, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu phải kiên trì trong việc chống lại lạm phát trên diện rộng, đồng thời thừa nhận rằng nhiều nhà kinh tế đã sai khi dự đoán hồi năm ngoái rằng lạm phát sẽ "hạ nhiệt" trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/7 một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, đồng thời cảnh báo những rủi ro suy giảm do lạm phát cao và căng thẳng Nga-Ukraine gây ra và có thể đẩy nền kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái nếu không được kiểm soát.
Ngày 16/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã kêu gọi lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động khẩn cấp để đối phó với tình trạng lạm phát, đồng thời cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu "đặc biệt không chắc chắn" có thể trở nên tồi tệ hơn nếu giá cả hàng hóa tiếp tục leo thang.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 6/7 cảnh báo triển vọng của kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể kể từ tháng Tư và không loại trừ nguy cơ suy thoái trong năm tới do những rủi ro gia tăng.