Các chuyên gia nhận định mặc dù ghi nhận một số tín hiệu hồi phục, đà tăng của ngành thép nói chung vẫn chưa rõ rệt do toàn ngành còn chịu sức ép cầu yếu kéo theo giá bán giảm mạnh.
Mới đây (ngày 13/3) Công ty Chứng khoán SSI đã đưa ra dự phóng kết quả kinh doanh cho CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG). Các chuyên gia chung nhận định ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm trong bối cảnh nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... và có thể chỉ thực sự khởi sắc vào nửa cuối năm 2023.
Trong bối cảnh nhu cầu thép trong nước yếu và chi phí tăng đẩy giá hàng hóa toàn cầu, giá bán thép thành phẩm đang tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào. Điều này khiến giới phân tích nhận định hiệu quả kinh doanh của các công ty thép xây dựng vẫn thấp.
Nam Kim cho biết công ty thua lỗ trong quý IV/2022 dù cùng kỳ năm trước có lãi, nguyên nhân là chi phí đầu vào kỳ này tăng cao. Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng đã thông báo lỗ đậm trong hai quý cuối năm vừa qua.
Sáng 21/12, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) thông báo trên trang chủ về việc ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn thép dài (long product) sang thị trường Châu Âu. Đây là đơn hàng thép dài đầu tiên được HPG xuất sang khu vực này.
Ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái theo chu kỳ, hiện đang ở giai đoạn khó khăn nhất 10 năm. Trước những tác động ngoại cảnh theo chiều hướng tiêu cực, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ra quyết định đóng cửa 4/7 lò cao của công ty.
Sản lượng và lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong quý I/2022 đều tăng lần lượt 3,2% và 11,9%. Các nhà phân tích từ nhiều công ty chứng khoán kỳ vọng sáng cho nhóm ngành này.
Báo cáo chiến lược thị trường của Chứng khoán VNDirect đưa ra nhận định về tác động của các biện pháp trừng phạt lên Nga và giá hàng hóa tăng cao đối với các ngành kinh tế Việt Nam.