Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, dữ liệu mới nhất về lạm phát là tín hiệu đáng khích lệ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái.
Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn và tăng trưởng yếu, lạm phát tăng và nhiều yếu tố không chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng sự giảm tốc tăng trưởng trong năm 2023 có thể ít nghiêm trọng hơn dự kiến, chủ yếu nhờ những chuyển biến tích cực ở các quốc gia phát triển và Trung Quốc.
Với việc các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện chiến lược “Trung Quốc+1” nhằm điều chỉnh lại chuỗi cung ứng, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Theo kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp của Ban IV, trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2023, có đến 71,3% doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm quy mô lao động từ 5% trở lên.
Bộ Lao động Mỹ ngày 6/1 công bố báo cáo cho thấy số lao động ở nước này có việc làm trong tháng 12/2022 đã tăng thêm 223.000 người. Đây là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn khỏe mạnh, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể vẫn phải tăng lãi suất quyết liệt để giảm đà tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức diễn ra vào ngày 17/12, phiên 4 với chủ đề "Phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội", các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục các giải pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp để từ đó ổn định thị trường lao động, sẵn sàng cho giai đoạn tái phục hồi năm 2023.
Các công ty Mỹ đang ồ ạt đưa các công xưởng của họ ở các nước trở về Mỹ, tạo thêm được khoảng 350.000 vị trí việc làm cho người Mỹ chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, theo báo cáo mới nhất về xu hướng dịch chuyển công xưởng Mỹ vừa được công bố ngày 23/8.
Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 6 của Blind (một trang kết nối nghề nghiệp), chỉ 9% người lao động trong lĩnh vực công nghệ Hoa Kỳ cảm thấy tự tin vào vị trí công việc hiện tại.
Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương triển khai hiệu quả, doanh nghiệp tiếp tục có đơn hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh đã khiến thị trường lao động tại nhiều địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục đà khởi sắc, dự báo mang lại nhiều cơ hội cho người lao động trong những tháng còn lại của năm nay.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thị trường lao động những tháng đầu năm 2022 dần phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước (quý IV/2021) và so với cùng kỳ năm trước.