Chiều hướng lên giá của đồng bạc xanh phần lớn đến từ tâm lý lạc quan của các thị trường sau khi thỏa thuận thương mại Mỹ-Vương quốc Anh hoàn tất và cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung sắp diễn ra.
Chính sách kinh tế cấp tiến của Tổng thống Donald Trump đang thách thức vai trò bá chủ của đồng đô la Mỹ. Kế hoạch Mar-a-Lago nhằm phá giá USD có thể mở ra một kỷ nguyên tài chính bất ổn, khiến thế giới lo ngại về niềm tin vào đồng tiền quyền lực nhất thế giới.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành các công cụ, giải pháp với thời điểm và liều lượng hợp lý, nhất là hài hoà sự đánh đổi tỷ giá với mục tiêu giảm lãi suất.
Đồng USD tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trong phiên 11/4, khi những căng thẳng về thuế quan đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào sự an toàn của “đồng bạc xanh”, đẩy đồng tiền này xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ và mức thấp nhất trong ba năm so với đồng euro.
Trước giờ mở cửa thị trường ngày 11/4, PBOC ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 7,2087 NDT/USD, trong phạm vi biên độ giao dịch cho phép là 2%, phản ánh sự suy yếu của đồng USD trên toàn cầu.
Các chuyên gia TPS đánh giá tỷ giá là biến số vĩ mô nhạy cảm, có tác động gián tiếp nhưng mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn ngoại đóng vai trò lớn trong thanh khoản và định giá thị trường. Cùng đó, TPS cũng nhận thấy mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa giá vàng trong nước, giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND.
Trong tháng 3, bơm ròng là xu hướng chủ đạo trên thị trường mở. Động thái dừng phát hành tín phiếu và chào thầu ở kênh cầm cố với kỳ hạn dài hơn (35 ngày và 91 ngày) phản ánh định hướng nhà điều hành sẵn sàng bổ sung thanh khoản cho hệ thống.