Sang năm 2025, VDSC dự báo thị trường vận tải biển dầu khí sẽ dư thừa công suất do nguồn cung tàu gia tăng, nhiều rủi ro giá thuê sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, giá thuê có thể phân hóa tùy từng chủng loại và kích thước tàu.
Việc giá vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển đi các nước châu Âu và Mỹ có xu hướng tăng mạnh do tình hình tắc nghẽn cảng biển tại một số cảng tại châu Á đang đặt ra bài toán điều tiết giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.
Với một số ngành nghề xuất khẩu đang có tín hiệu tích cực như gỗ, dệt may, thuỷ sản,... việc tăng giá cước đến khu vực châu Âu, Bắc Mỹ do căng thẳng ở Biển Đỏ là tín hiệu không mấy khả quan. Nhiều đơn vị cho rằng, điều này sẽ gây "khó khăn chồng chất" cho năm 2024.
Sự phục hồi của nhu cầu hàng hoá và nhất là những biến động tại Biển Đỏ sẽ là những tín hiệu tích cực cho ngành logistics những tháng cuối năm 2023 và năm 2024.
Dự thảo tăng giá sàn đối với một số hoạt động chính trong ngành vận tải biển được kỳ vọng sẽ cải thiện kết quả kinh doanh các doanh nghiệp của ngành. Tuy nhiên, trên thực tế, "chính sách và thị trường thực tế đôi khi không thống nhất với nhau".
Giá cước vận tải biển sau khi tăng vọt trong giai đoạn tháng 6/2021 - tháng 9/2022 đã lao dốc mạnh cho đến nay, do nhu cầu sụt giảm, nguồn cung gia tăng. Đây cũng là tác nhân chính khiến kết quả kinh doanh loạt doanh nghiệp trong ngành giảm sâu, thậm chí lỗ trong quý II/2023.
CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) vừa trở lại đường đua với lãi ròng quý I tăng kỷ lục 235% cùng kỳ năm ngoái. Cho 2023, các chuyên gia kỳ vọng SKG sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch.
Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho rằng ngành vận tải biển có thể phục hồi vào quý III, trong đó, chất xúc tác lớn nhất đến từ thị trường Trung Quốc, khi nước này tăng cường thương mại sau giai đoạn mở cửa. Thị trường có thể phục hồi theo hình chữ V. Quý II sẽ là thời điểm tạo đáy.