Theo Quyết định của UBND TP Hà Nội hôm 24/10, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng được cho phép lập đề án thành lập quận, phường trực thuộc. 1 tháng sau quyết định này, giá đất tại huyện Đông Anh và Gia Lâm biến động liên tục.
Huyện Đông Anh vừa tổ chức đấu giá khu đất “vàng” gần với thị trấn Đông Anh và nằm trong dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, thửa đất được trả mức cao nhất là 168,5 triệu đồng/m2.
Theo UBND huyện Đông Anh (Hà Nội), tính đến giữa tháng 11/2022, địa phương này đã tổ chức thành công 21 phiên đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 36.401 m2 (tương ứng 324 thửa), thu về cho ngân sách nhà nước của huyện gần 1.800 tỷ đồng. Đông Anh là địa phương dẫn đầu thành phố Hà Nội về số thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.
Thao khảo sát của một chuyên gia, nhiều dự án ở Đông Anh cỏ mọc xanh um, xung quanh còn quây rào nhưng giá đất được đẩy lên hơn 100 triệu đồng/m2, đắt ngang với khu vực Mỹ Đình đã được đầu tư bài bản.
Huyện Đông Anh sẽ lên quận theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội vào năm 2023. Tuy nhiên, thị trường bất động sản tại Đông Anh đã có nhiều biến động trong suốt thời gian qua.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, thành phố quyết tâm hỗ trợ cùng với huyện Đông Anh, Gia Lâm, cố gắng năm 2023 sẽ đạt đủ tiêu chí lên quận.
Trải qua 6 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Mỹ phẩm Đông Anh (Mỹ phẩm Đông Anh) đã gặt hái nhiều thành công và xây dựng được chỗ đứng riêng trên thị trường. Mới đây, doanh nghiệp này vừa tổ chức sự kiện ra mắt dòng sản phẩm mới, giới thiệu những cải tiến thương hiệu đáng chú ý.
Ba khu vực dân cư thôn Đoài, khu vực dân cư thôn Tằng My và khu vực dân cư thôn Vệ, thôn Đìa, thuộc xã Nam Hồng, huyện Đông Anh có tổng diện tích 209 ha.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh các đồng tiền quốc tế biến động phức tạp đã có tác động nhất định đến hoạt động đầu tư, xuất - nhập khẩu của Việt Nam, do đó các doanh nghiệp nên tính đến các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.