Các nhà phân tích cảnh báo, việc mất niềm tin vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể trở thành mối lo ngại kéo dài lên nền kinh tế Trung Quốc.
Thời gian qua, phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp có giảm do những thay đổi từ chính sách theo hướng quản lý chặt chẽ hơn việc phát hành, nhưng đây vẫn là kênh huy động vốn bền vững của ngành địa ốc.
Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên các hạn chế, thách thức cũng hiện hữu. Việc thu hút nguồn vốn để phát triển phải đi liền với việc hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và chế tài nghiêm minh.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các TCTD.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, do nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thường có thời gian vay vốn dài, tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tính đến năm 2024, Đà Nẵng dự kiến có tổng cộng 99 dự án khách sạn 4-5 sao, với tổng nguồn cung lên đến hơn 21.000 phòng; giá thuê phòng dự báo tăng trưởng khoảng 25%/năm cho giai đoạn 2022-2024.
Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với sự sụt giảm về doanh thu, nguyên nhân là do mảng bất động sản chịu nhiều ảnh hưởng.
Bộ Xây dựng cho rằng, việc dòng vốn bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu,… cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung bất động sản bị hạn chế.
Thị trường bất động sản đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng - đây là nhận định của Bộ Xây dựng trong công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2022 được công bố chiều ngày 28/7.