Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao, rõ ràng đây là một thời cơ tốt cho ngành gỗ cả nước. Tuy nhiên vẫn còn đó những thách thức khi sự tăng trưởng nhanh dấy lên lo ngại quốc gia này sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lẩn tránh thuế đối với các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh cải cách và hội nhập quốc tế, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần một chiến lược toàn diện để gỡ những "chốt hãm" đang cản trở. Trong cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, GS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) đã chia sẻ góc nhìn về những rào cản, cơ hội và hướng đi giúp kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.
Báo cáo của Forest Trends và VIFOREST cho thấy, khối FDI đóng góp khoảng 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2024. Mặc dù sự gia tăng FDI mang lại tín hiệu tích cực, nhưng cũng tiềm ẩn lo ngại về nguy cơ 'tráng men' thương hiệu Việt để xuất khẩu vào thị trường quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và gặp phải các biện pháp phòng vệ thương mại.
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump đang có tác động mạnh mẽ đến các loại tiền tệ trên khắp thế giới, nhưng không theo cách mà các nhà đầu tư dự đoán chỉ vài tháng trước.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng do nhu cầu yếu và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác, trong khi giá gạo Việt Nam tăng nhẹ.
Trong bối cảnh ngành gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu ấn tượng, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội để ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tích cực trong 2024. Các chuyên gia dự báo triển vọng kinh doanh của ngành năm nay phụ thuộc nhiều vào biến số thuế quan.
Sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, đến thời điểm 17h00 ngày 15/3 (ngày đầu tiên thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của cơ quan hải quan) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20,3 nghìn tờ khai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì phiên họp thứ nhất đã nêu mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.
Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới với nhiều tiềm năng và cam kết phát triển bền vững. Việc "xanh hóa" ngành dệt may được cho là lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế sang Việt Nam đầu tư được coi là cơ hội để thúc đẩy ngành dệt may phát triển mạnh mẽ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được cho là còn rất nhiều áp lực tăng trưởng, đặc biệt là áp lực đáo hạn; trong đó, nhóm trái phiếu bất động sản chiếm tới hơn 1 nửa. Tuy áp lực lớn, nhưng giới chuyên gia nhìn nhận, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ kinh tế phục hồi, đầu tư công đẩy mạnh và khung pháp lý hoàn thiện, củng cố niềm tin nhà đầu tư.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch triển khai, Đà Nẵng đang tích cực thu hút các nhà đầu tư chiến lược, định chế tài chính, quỹ đầu tư, tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, dịch vụ tham gia đầu tư và phát triển Trung tâm Tài chính Đà Nẵng.
Việc ban hành Quy chế hoạt động được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặt ra các cơ chế, chính sách thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội thành trung tâm tầm cỡ khu vực về công nghệ cao trong công nghệ sinh học.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nhiều đại gia Việt Nam mua bất động sản để găm hàng chờ giá lên mới bán ra. Đánh thuế bất động sản thứ hai là hợp lý để đảm bảo công bằng cho xã hội cũng như tăng nguồn thu thuế cho quốc gia, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế.
Ông Richard Teng, CEO Binance, kỳ vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là một chất xúc tác cho làn sóng dịch chuyển sang ủng hộ tiền mã hoá trên toàn cầu.