TP.HCM chỉ đạo "dọn" thủ tục cho hai dự án `ì ạch` giữa trung tâm thành phố
UBND Tp.HCM đang tìm phương án tháo gỡ khó khăn giúp hai dự án bất động sản lớn tại vị trí trung tâm thành phố được khơi thông.
Đầu tiên là dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ để bán 117 Nguyễn Đình Chiểu (có tên gọi khác là Léman Luxury) đang bị vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở gây cản trở.
Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 4.268,5 m2, mục đích sử dụng chính để làm cơ sở sản xuất, kinh doanh (xây dựng khu phức hợp khách sạn, thương mại, văn phòng và căn hộ cho thuê). Còn Léman Luxury có thời hạn sử dụng 50 năm tính từ 30/12/2010, tổng diện tích xây dựng lên đến hơn 59.100m2. Công trình này bao gồm: Trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, căn hộ cho thuê tại tầng hầm và 6 tầng thương mại.
Được biết, Viettinbank đã thông báo rao bán các khoản nợ nghìn tỷ của chủ sở hữu dự án Léman Luxury Apartments là công ty Phương Nam Land vào năm ngoái.
UBND Tp.HCM đã chấp nhận đề xuất cấp Giấy chứng nhận quyền sử hữu công trình đối với khối đế thương mại dịch vụ của dự án gồm các tầng hầm, tầng 1 đến tầng 6 cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam Land.
Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình đề xuất UBND chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Dự thán Tháp SJC đã "án binh bất động" từ nhiều năm nay
Tiếp theo là Dự án tháp SJC ôm trọn khu vực bất động sản "kim cương" giữa lòng Sài Gòn. Được biết, dự án do công ty Vàng bạc Đá quý Tp.HCM (Công ty SJC) làm chủ đầu tư. Dự án đã được khởi động từ năm 2006 với tổng mức đầu tư lên đến 1.500 tỷ đồng, quy mô 6 tầng hầm, 54 tầng nổi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thi công.
Được biết, dự án này từng vướng lùm xùm về giải tỏa mặt bằng với các hộ dân sống xung quanh. Và đã bị "cắt gọn" chức năng từ văn phòng thương mại, căn hộ cho thuê xuống thành văn phòng thương mại dịch vụ vào năm 2019. Bên cạnh đó, chiều cao tổng cũng giảm từ 208m xuống còn 199,8m, điều chỉnh từ 54 tầng xuống còn 46 tầng.
Để giải quyết nốt những khúc mắc còn tồn tại, UBND Tp.HCM đã giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục liên quan đến thời gian điều chỉnh thi công. Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất phương án về tiến độ thực hiện theo đúng quy trình.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng chấp nhận đề nghị giữ nguyên chức năng, mục tiêu thực hiện của công trình đã được công bố từ nhiều năm trước.
H.S
Xem thêm: "Choáng" với tình trạng 150 người cùng sở hữu sổ đỏ trên mảnh đất 1000m2