Vì sao TGĐ DCB Nguyễn Văn Chung quyết ‘quậy tưng’ khu đất 230 Hồ Học Lãm?

14:28 | 17/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông Nguyễn Văn Chung đang gây chú ý trong giới kinh doanh bất động sản TP HCM khi đứng ra khiếu kiện doanh nhân nồi tiếng Trần Uyên Phương để tranh chấp khu đất... chưa bao giờ thuộc về ông.
Khu đất 230 Hồ Học Lãm, TP HCM đang được tòa án yêu cầu ngừng giao dịch để phân xử tranh chấp lại đang được rao bán rầm rộ trên mạng.  Trên website của Công ty DCB mà ông Nguyễn Văn Chung là Tổng giám đốc, vẫn nhận dự án là của mình.
 
Mặc dù theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khu đất này trước đây của ông Lâm Hoàng, sau đó bán và sang tên cho bà Trần Uyên Phương. Nhưng ông Chung lại đứng ra khiếu kiện. Vì sao vậy?
 
Chúng ta cùng nhìn lại “lược sử” kinh doanh bất động sản của ông Nguyễn Văn Chung để lý giải điều này.
 
Vì sao TGĐ DCB Nguyễn Văn Chung quyết ‘quậy tưng’ khu đất 230 Hồ Học Lãm? - ảnh 1

Khu đất đang được tòa án yêu cầu ngừng giao dịch vẫn được rao bán rầm rộ trên các trang web bất động sản.

 

Trào lưu bán đất kiểu “vịt trời”

 
Nhiều người dân tại TPHCM sau khi tích cóp một số tiền đã đầu tư vào đất nền tại các vùng ngoại thành để kiếm lời hoặc xây nhà ở. Thế nhưng, không ít người phải "ngậm trái đắng" khi mua đất của một số công ty tự ý phân lô.
 
Ngày 26/5/2020 trong bài viết: “Nguy cơ trắng tay vì mua phải đất "vịt trời" Báo Công an TP HCM cho hay, ngày 14/6/2018, qua "cò" giới thiệu, anh Trần Văn Chung (SN 1991, ngụ Q. Gò Vấp) ký hợp đồng (HĐ) đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hai lô B7 và C6, tại KP1, P.Tân Chánh Hiệp, Q12, theo bản vẽ do bên bán tự phân lô lập ra.
 
Bên mua phải nộp 1 tỷ đồng trước trên tổng giá trị 2 nền là 4,6 tỷ. Bảy tháng sau sẽ ra sổ đỏ, phía anh Chung thanh toán hết khoản còn lại (3,6 tỷ đồng) và bên bán sang tên sổ cho người mua.
 
Theo HĐ này, người bán đứng tên cá nhân Nguyễn Văn Chung, nhưng cuối HĐ thì đóng dấu của "Công ty TNHH đo đạc tư vấn thiết kế xây dựng DCB" (Công ty DCB), do ông Nguyễn Văn Chung làm tổng giám đốc (TGĐ), trụ sở tại Q. Tân Phú, biên nhận tiền cũng đóng dấu của Công ty DCB.
Tới tháng 1-2019, như đã hẹn, người mua gọi lên công ty hỏi về sổ đỏ để sang tên. Phía Công ty DCB thông báo chưa ra được sổ và hẹn khách hàng (KH) thêm 2 tháng để sang tên. Hai tháng sau, không thấy phía Công ty DCB chủ động liên lạc, bên mua yêu cầu hoàn trả lại số tiền cọc 1 tỷ đồng, thì bên Nguyễn Văn Chung không liên lạc. Sau đó, bên mua lên công ty nhiều lần yêu cầu giải quyết HĐ, nhưng ông Phạm Duy Hùng - Phó TGĐ Công ty DCB - nói không liên quan và bảo KH liên hệ... TGĐ Chung.
 
Mãi đến ngày 13/2/2020, sau nhiều lần hẹn, TGĐ Chung mới làm giấy thông báo thanh toán số tiền gốc 1 tỷ đồng và khoản lãi phát sinh là 300 triệu đồng, chậm nhất là 10 giờ sáng 25/2/2020 có chữ ký và mộc đỏ của Công ty DCB. Sau thời gian trên, bên mua nhiều lần gọi cho TGĐ Chung để lên công ty giải quyết nhưng vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn.
 
Vì sao TGĐ DCB Nguyễn Văn Chung quyết ‘quậy tưng’ khu đất 230 Hồ Học Lãm? - ảnh 2

Website công ty DCB vẫn “tự nhận” khu 230 Hồ Học Lãm dù chưa bao giờ là chủ đất.

 

Doanh nhân chuyên bán đất kiểu ‘bán vịt trời’ rồi ‘bỗng dưng biến mất’

 
Tương tự như ông Chung, qua "cò” đất giới thiệu, ngày 23/7/2018, anh Đỗ Văn Quyết (SN 1974, ngụ Q.12) đã ký "Hợp đồng (HĐ) đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất" cho lô D18, một phần thửa đất tại tờ bản đồ số 2, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, theo bản vẽ do bên bán tự phân lô lập ra.
 
Bên mua phải đóng 858 triệu đồng (làm tròn) trước trên tổng giá trị nền là 2,8 tỷ đồng (làm tròn). 7 tháng sau sẽ ra sổ đỏ, phía người mua phải thanh toán hết số tiền còn lại và bên bán sẽ sang tên sổ cho người mua.
 
Theo HĐ này, người bán đứng tên cá nhân Nguyễn Văn Chung, nhưng cuối HĐ thì đóng dấu của "Cty DCB", do chính ông Chung TGĐ, có trụ sở tại Q.Tân Phú. Giấy biên nhận tiền cũng đóng dấu của Cty DCB.
 
Tới tháng 1-2019 như đã hẹn, người mua gọi lên công ty hỏi về sổ đất để sang tên. Phía DCB thông báo, chưa ra được sổ và hẹn khách hàng (KH) thêm 2 tháng để sang tên. Đến hẹn, không thấy phía Cty DCB liên lạc và bên mua yêu cầu giải quyết hoàn trả lại số tiền cọc, thì bên bán là ông Chung không gặp cũng như không liên lạc.
 
Sau đó, bên mua lên công ty nhiều lần để yêu cầu giải quyết HĐ nhưng ông Phạm Duy Hùng (người làm chứng kiêm giám đốc công ty DCB) nói không liên quan và nói KH liên hệ TGĐ Chung.
"Cùng chung số phận" với anh Quyết, anh Trần Văn Chung (SN 1991, ngụ Q.Gò Vấp) cũng bị lừa lấy hơn một tỷ đồng mà đến nay cũng chưa thấy đất ở đâu tại Q.12. Dù nhiều lần anh Chung đã liên hệ với TGĐ Chung nhưng đến nay người bán vẫn "bặt âm vô tín" .
 
Ông Huỳnh Tấn Tây – Phó chủ tịch UBND P.Tân Chánh Hiệp (Q.12) nói, các thửa đất thuộc tờ bản đồ số 2 mà các KH trên đã đặt cọc hiện đứng tên bà Nguyễn Thị Thu Vân. Khu đất trên thuộc quy hoạch đất công trình công cộng và một phần thuộc hành lang an toàn điện. Hiện cơ quan có thẩm quyền không phê duyệt hay thỏa thuận bất kì dự án nào thuộc khu vực này.
 
Tại vị trí trên, một số đối tượng tự ý "vẽ” ra để phân lô, đặt tên dự án và ngang nhiên rao bán. Để cảnh báo, UBND phường đã ban hành thông báo số 582 về việc cảnh báo mua bán đất nền nhà phố cho người dân biết.
 
Theo Báo Công an TP HCM hành vi của TGĐ Nguyễn Văn Chung có dấu hiệu của tội lừa dối khách hàng, Điều 198 BLHS 2015, với mức án tù lên tới 5 năm tù giam. Ông Nguyễn Văn Chung đã bán đất, nhà cho khách hàng nhưng không làm được sổ đỏ khiến quyền lợi của người dân bị xâm phạm. Hành vi không như cam kết đã gây ra thiệt hại cho khách hàng là những hành vi cấu thành tội lừa dối khách hàng - luật sư Nguyễn Thị Sinh (Đoàn LS TPHCM) nói.
 
Điểm lại những vụ việc trên, chúng ta có thể hiểu vì sao ông Chung lại muốn “quậy tưng” khu đất 230 Hồ Học Lãm. Có phải vì ông Chung đã “lỡ tay” bán cho rất nhiều người khác nên buộc phải làm rùm beng để tránh bị đòi nợ?
 
Lâm Hoàng